• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 6:17:57 SA - Mở cửa
Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp 12-15% có bất thường?
Nguồn tin: Tạp chí Nhịp sống thị trường | 21/09/2023 4:47:05 CH
Các chuyên gia đã có những nhận định về hiện tượng đảo nợ trái phiếu doanh nghiệp, tái cấu trúc khoản nợ cũng như xuất hiện những lô trái phiếu lãi suất 12-15%/năm thời gian qua.

 
Tại Hội thảo về giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp & Lễ ký kết hợp tác giữa FiinRatings và PVIAM ngày 21/9, ông Lê Hồng Khang, Giám đốc Xếp hạng Tín nhiệm, FiinRatings cho biết, tiếp nối sự trầm lắng của năm 2022, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2023 vẫn khá nhỏ giọt.
 
Tính từ đầu năm đến nay, giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt hơn 140 nghìn tỷ và chủ yếu là hình thức phát hành riêng lẻ. Điều này khá dễ hiểu bởi trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều khó khăn thách thức thì khẩu vị của nhà đầu tư đã có sự thay đổi, ngoài ra nhu cầu vốn, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp cũng đã suy giảm so với trước đây. Tuy nhiên, con số 140 nghìn tỷ vẫn là một con số đáng khích lệ.
 
Về quy mô thị trường, đã có sự thu hẹp đáng kể trong 2 năm trở lại đây, giảm khoảng 25% so với đỉnh cuối năm 2021, còn khoảng 1,2 triệu tỷ đồng. Ngoài những nguyên nhân có thể kể đến như khối lượng phát hành mới suy giảm, trái phiếu đến hạn thì còn nguyên nhân khác đáng chú ý là hoạt động mua lại trái phiếu diễn ra cấp tập thời gian gần đây. Điều này cho thấy tín hiệu là thanh khoản của doanh nghiệp vẫn tương đối tốt, nhưng ít nhiều cũng là do diễn biến không thuận lợi của thị trường gây ra, buộc họ phải mua lại trái phiếu trước hạn, ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh ban đầu
 
Áp lực đáo hạn trái phiếu trong năm 2024 vẫn còn cao, không thua kém so với 2023. Trong đó số trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đến hạn chiếm khoảng 50%. Đây là thách thức không nhỏ, không chỉ với các doanh nghiệp bất động sản mà còn các ngành liên thông. 
 
Tính đến tháng 6/2023, khối lượng trái phiếu chậm thanh toán là khoảng 27% và có thể tăng lên trong thời gian tới. Tuy nhiên điểm sáng là 65% trái phiếu liên quan đến chậm trả đã đạt được thoả thuận với nhà đầu tư như tái cấu trúc, gia hạn thời gian thanh toán. Điều này cho thấy các thành viên tham gia thị trường đã ngồi lại với nhau để có các giải pháp xử lý vấn đề, hài hoà lợi ích các bên để tránh đổ vỡ dây chuyền không đáng có, gây thiệt hại cho nhà đầu tư.
 
"Chúng tôi kỳ vọng với các nỗ lực của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong giảm lãi suất cho vay, cũng như việc tháo gỡ cho bất động sản thì thị trường sẽ hồi phục trong thời gian tới, vì đây vẫn là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế", ông Khang nói.
 
Đánh giá về khả năng hồi phục của thị trường, bà Trịnh Quỳnh Giao, Tổng Giám đốc PVIAM chia sẻ ở góc độ của một quỹ đầu tư, trong 6 tháng đầu năm nay gần như không thể đầu tư, trong bối cảnh thị trường nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 7, tháng 8 thì các tổ chức phát hành đã có kế hoạch huy động vốn trở lại, và PVIAM cũng đã giải ngân 2 deal (thương vụ), khoảng 1.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy thị trường bắt đầu có sự hồi phục. “Thực tế, nhu cầu luôn có, ở cả bên phát hành và bên đầu tư. Hiện nay quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhỏ, so sánh với các nước lân cận là rất thấp. Do đó, tôi tin rằng, chúng ta đã qua giai đoạn khủng hoảng và có những bước hồi phục dần dần”.
 
Sau những cú sốc và thậm chí là khủng hoảng, sự hồi phục của thị trường trái phiếu hiện nay cũng đặt ra câu hỏi, liệu sự hồi phục này có chất lượng, có lành mạnh hay không. Đặc biệt, việc mua lại trái phiếu, phát hành trái phiếu đảo nợ có ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường? Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup cho biết, sau khi Nghị định 08 được ban hành cho phép được giãn hoãn nợ, nhiều doanh nghiệp vẫn không đạt được thoả thuận giãn hoãn. Ông cho biết, thực tế mọi người kỳ vọng doanh nghiệp phát hành trái phiếu để huy động vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hoạt động phát hành trái phiếu để đảo nợ, tái cấu trúc khoản nợ cũng là điều hết sức bình thường. Ngân hàng thì đang thừa tiền, còn nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu thì không xin giãn hoãn được nợ, nên có thể dễ hình dung, phần lớn tổ chức mua trái phiếu thời gian qua là ngân hàng. “Thị trường này phải có thanh khoản và nên chấp nhận đó là chức năng của thị trường. Nhìn vào khối lượng trái phiếu đáo hạn sắp tới thì tôi cho rằng diễn biến này vẫn còn tiếp diễn, thực tế là nhiều doanh nghiệp không có khả năng trả nợ”.
 
Theo ông Thuân, diễn biến đảo nợ, tái cấu trúc nợ này vẫn sẽ còn tiếp diễn vì vẫn còn lượng lớn trái phiếu bất động sản sắp đáo hạn và phần nhiều trong số đó không có khả năng trả nợ. Song cũng cần nhìn nhận rằng đây là diễn biến bình thường, điều quan trọng là doanh nghiệp minh bạch thông tin ra sao. Còn nếu kỳ vọng việc phát hành bền vững theo hướng phát hành trái phiếu để sản xuất kinh doanh thì có lẽ là chưa, điều này cần nhiều thời gian và giải pháp hơn nữa.
 
Một vấn đề khác cũng rất được quan tâm trên thị trường trái phiếu là lãi suất phát hành thời gian qua. Mặc dù lãi suất huy động các ngân hàng liên tục xuống thấp nhưng lãi suất của nhiều lô trái phiếu khá cao, tới 12-15%. Diễn biến này cũng khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại, liệu đây có phải là điều bất thường hay không.
 
Chia sẻ quan điểm, bà Trịnh Quỳnh Giao cho biết, lãi suất trái phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đó là rủi ro của tổ chức phát hành, sức khoẻ tài chính, thanh khoản, ngành nghề lĩnh vực,…Có thể tại thời điểm phát hành trái phiếu, doanh nghiệp hoàn toàn không có vấn đề gì, chỉ là họ cần khoản tiền đó cho một dự án. Ngoài đánh giá tổ chức phát hành thì còn có yếu tố bảo đảm, bảo lãnh thanh toán,…nhiều yếu tố mới hình thành nên lãi suất như thế nào. Nếu chỉ nhìn vào con số lãi suất thì chưa thể đánh giá được. “Trở lại với con số 12-15% có cao hay không? Giả sử tại thời điểm đó doanh nghiệp bất động sản kiếm ra được lợi nhuận, họ huy động 15% nhưng kiếm ra 30-40% thì việc huy động lãi suất như vậy là không cao, thậm chí 20% cũng hoàn toàn bình thường”.