• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,56 -7,19/-0,57%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,56   -7,19/-0,57%  |   HNX-INDEX   226,88   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   92,15   -0,17/-0,18%  |   VN30   1.317,34   -9,31/-0,70%  |   HNX30   488,57   -1,41/-0,29%
10 Tháng Mười Một 2024 12:31:35 SA - Mở cửa
Hàng hoá Trung Quốc tràn vào Nga, container chất đống
Nguồn tin: VietNam Finance | 30/09/2023 2:35:00 CH
Một báo cáo mới cho thấy các container vận chuyển từ Trung Quốc đang “chất đống” ở Nga trong bối cảnh hàng hóa Trung Quốc tràn vào nước này khi thương mại song phương tăng vọt.
 
 
Theo báo cáo vừa được công bố ngày 28/9 của nền tảng logistics Container xChange, hiện có khoảng 150.000 container dư thừa ở các cảng của Nga mà cơ quan chức năng nước này đang tìm cách đưa trở lại Trung Quốc
 
“Trung Quốc vận chuyển lượng hàng hoá đáng kể sang Nga nhưng ở chiều ngược lại thì hạn chế. Các container đang chất đống ở Nga, điều đó có nghĩa là giá container cũ ở Nga rất thấp”, CEO Christian Roeloffs của Container xChange nói trong báo cáo.
 
Theo báo cáo của Container Changec, giá trung bình của một container cao 12m tại thời điểm tháng 2/2022 có giá 4.175 USD, hiện giảm còn 580 USD. Tương tự giá trung bình của một container cao 6m có giá 1.961 USD vào tháng 2/2022, đã liên tục giảm và chạm đáy 675 USD vào ngày 25/9.
 
Báo cáo từ Công ty dịch vụ vận chuyển Vpost cũng phản ánh điều tương tự khi cho biết các kho bãi thuộc hệ thống đường sắt của Nga đang vật lộn với tình trạng tích tụ quá nhiều container rỗng có nguồn gốc từ Trung Quốc.
 
Thương mại song phương vượt kỳ vọng
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine kéo theo loạt đòn trừng phạt của phương Tây lên nước này, Bắc Kinh đã nổi lên như một huyết mạch kinh tế quan trọng đối với Moscow.
 
Trung Quốc cho tới nay vẫn luôn khẳng định nước này giữ quan điểm trung lập và chỉ muốn hòa bình ở Ukraine. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi Moscow là đối tác chiến lược thân thiết và trở thành nhà cung cấp hàng tiêu dùng quan trọng cho thị trường Nga.
 
Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc công bố đầu tháng này, trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 8, thương mại song phương giữa hai nước đã tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái lên hơn 155 tỷ USD.
 
Điều đó bao gồm sự gia tăng xuất khẩu từ Trung Quốc sang Nga, tăng 63,2% so với một năm trước, đạt 71,8 tỷ USD. Nhập khẩu vào Trung Quốc tăng ở mức khiêm tốn hơn chỉ 13,3% lên 83,3 tỷ USD.
 
Nga hiện đang cung cấp cho Trung Quốc hầu hết các sản phẩm năng lượng như dầu, khí đốt, cũng như các sản phẩm tinh chế, nông sản thực phẩm và sản phẩm công nghiệp. Trong tháng 7, gần 1/5 lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đến từ Nga.
 
Ở chiều ngược lại, ô tô và thiết bị điện tử tiêu dùng là một trong những sản phẩm chính mà các nhà cung cấp Trung Quốc đang bán sang Nga, sau khi hàng trăm thương hiệu toàn cầu rời khỏi đất nước này nhằm lên án chiến sự tại Ukraine.
 
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tăng cường xuất khẩu các mặt hàng như đồ nội thất, đồ chơi, dệt may, quần áo và giày dép... sang Nga.
 
Trong năm 2022, thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại là 190,3 tỷ USD. Hai quốc gia hiện đã sẵn sàng vượt mục tiêu 200 tỷ USD trong năm nay và kiên định với niềm tin rằng việc đạt được kim ngạch thương mại 250 tỷ USD hàng năm là “hoàn toàn thực tế”.