• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,56 -7,19/-0,57%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,56   -7,19/-0,57%  |   HNX-INDEX   226,88   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   92,15   -0,17/-0,18%  |   VN30   1.317,34   -9,31/-0,70%  |   HNX30   488,57   -1,41/-0,29%
08 Tháng Mười Một 2024 11:36:31 CH - Mở cửa
Giải pháp thúc đẩy thị trường tín chỉ Carbon
Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng | 06/09/2023 5:15:00 CH
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) tháng 7-2022, ước tính Việt Nam sẽ cần đầu tư thêm khoảng 368 tỷ USD cho đến năm 2040, tương đương 6,8% GDP mỗi năm.
 
 
Trong đó, đầu tư vào khả năng phục hồi khoảng 254 tỷ USD và thêm 114 tỷ USD cho hành trình khử carbon theo cam kết với cộng đồng quốc tế. Và thuế carbon hoặc các quy định hình thành hệ thống mua bán khí thải, sẽ là chìa khóa để Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
 
Dần định hình thị trường carbon trong nước
 
Theo Ủy hội Kinh tế xã hội châu Á - Thái Bình Dương Liên hiệp quốc (UNESCAP), kinh tế xanh là cách tiếp cận để đạt được tăng trưởng kinh tế với mục đích phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Kinh tế xanh là mô hình phát triển chất lượng cao hơn, phát triển theo chiều sâu với mục tiêu lồng ghép bảo vệ môi trường, giảm phát thải carbon trong sản xuất kinh doanh.
 
Với Việt Nam, trong một báo cáo năm 2022 WB đã nhấn mạnh tính cấp thiết của việc thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), theo đó cần triển khai nhiều chính sách và đầu tư công-tư để giảm cường độ carbon trong tăng trưởng.
 
Để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn lực cho tăng trưởng xanh, ứng phó với BĐKH, bên cạnh việc phát huy nội lực, Việt Nam cần tăng cường hợp tác, hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Và phát triển thị trường tài chính xanh cũng như thị trường tín chỉ carbon sẽ là những ưu tiên cần thực hiện trong thời gian tới.
 
Luật Bảo vệ Môi trường 2020 lần đầu tiên đưa ra quy định về việc tổ chức và phát triển thị trường tín chỉ carbon trong nước (Điều 139), trong đó Bộ Tài nguyên - Môi trường được giao nhiệm vụ thiết lập tổng hạn ngạch cho hệ thống trao đổi hạn ngạch (ETS) của Việt Nam, xác định phương pháp phân bổ hạn ngạch cũng như các cơ chế tín chỉ bù trừ carbon được áp dụng trong ETS.
 
Ngày 7-1-2022, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định chi tiết về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-zôn, cũng như cụ thể hóa thị trường tín chỉ carbon. Theo đó, sàn giao dịch tín chỉ carbon sẽ được thành lập và tiến hành thử nghiệm từ năm 2025.
 
Quá trình thực hiện giao dịch và bù trừ tín chỉ carbon tại Việt Nam cũng tuân thủ các quy định tại Quyết định 888/QĐ-TTg ngày 25-7-2022, về việc phê duyệt Đề án triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH, và Quyết định 896/QĐ-TTg ngày 26-7-2022 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH giai đoạn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
 
Ngày 18-1-2022, Chính phủ ban hành Quyết định 01/2022/QĐ-TTg, quy định danh mục lĩnh vực, cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, theo đó có 1.912 cơ sở sẽ tham gia thị trường tín chỉ carbon trong nước.
 
Với các văn bản quy phạm đã được ban hành, đặc biệt Nghị định 06/2022, có thể thấy thị trường carbon trong nước đã dần được định hình rõ nét hơn. Thị trường này sẽ giúp Việt Nam hưởng lợi tối đa từ thương mại quốc tế (như Hiệp định tự do thương mại EU - Việt Nam); tăng khả năng thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cũng như tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu, nhất là xuất khẩu vào các thị trường khó tính có sự quan tâm cao tới bảo vệ môi trường như EU.
 
Một số giải pháp chính
 
Theo đề án Phát triển thị trường tín chỉ carbon do Bộ Tài chính dự thảo, sàn giao dịch tín chỉ carbon của Việt Nam phải đến năm 2028 mới chính thức vận hành. Giá tín chỉ carbon của Việt Nam giao dịch trên thị trường quốc tế hiện vẫn còn khoảng cách khá xa so với tại EU hay Mỹ.
 
Thực tế hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, cập nhật thông tin về các quy định, nguy cơ và giải pháp liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính tác động trực tiếp và gián tiếp tới doanh nghiệp. Để thị trường tín chỉ carbon đi tới được thành công, ngoài nỗ lực của Chính phủ, cần sự đồng hành của cộng đồng, doanh nghiệp và người dân tổ chức thực hiện tốt một số giải pháp chính.
 
Thứ nhất, về xây dựng thể chế, Bộ Tài chính sớm trình, ban hành Đề án để tạo lập chính thức sàn giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; quy định rõ về các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới; đánh thuế carbon.
 
Bộ TN-MT hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với các quy định, điều ước quốc tế Việt Nam đã tham gia. Các Bộ Xây dựng, NN-PTNT, KH-ĐT, GTVT… xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu về thị trường tín chỉ carbon, bao gồm hệ thống quản lý hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; ban hành định mức phát thải khí nhà kính trên đơn vị sản phẩm đối với các loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch đầu tư của mình, thậm chí trong tương lai có thể tính toán được nguồn thu từ việc bán các tín chỉ carbon.
 
Thứ hai, xây dựng cơ chế vận hành và cơ quan chịu trách nhiệm để quản lý thị trường giao dịch tín chỉ carbon, kể cả các sàn giao dịch để thống nhất quản lý về nhà nước. Ngoài ra nếu áp dụng đánh thuế carbon để tăng nguồn thu ngân sách, bù đắp cho quỹ tài chính xanh, cần giao cụ thể cho cơ quan nào nghiên cứu và cơ quan nào thực hiện nội dung này.
 
Trong quá trình tổ chức thực hiện cần có quy định cụ thể về công cụ định giá carbon (các yếu tố tác động tới môi trường, kinh tế, xã hội cũng cần được đánh giá, phân tích). Xây dựng hệ thống giám sát phát thải khí nhà kính và hệ thống MRV đo đạc, báo cáo, thẩm định cấp quốc gia/ngành/tiểu ngành/cơ sở sản xuất một cách minh bạch, chính xác theo tiêu chuẩn quốc tế; xác định lộ trình giảm phát thải khí nhà kính cho từng ngành/tiểu ngành…
 
Bổ sung nguồn lực từ cấp trung ương tới các địa phương để phát triển các dự án xanh mang tính chất định hướng, dẫn dắt thị trường đầu tư. Tranh thủ nguồn lực quốc tế hỗ trợ qua quỹ tín dụng xanh và áp dụng công nghệ cũng như quy trình quản lý tiên tiến. Hỗ trợ doanh nghiệp và các bên liên quan có cơ hội được tiếp cận thông tin, kỹ thuật áp dụng để chủ động sẵn sàng tham gia thị trường carbon tại Việt Nam từ đó gắn việc sản xuất với xác định lượng phát thải.
 
Đặc biệt, xây dựng và công bố lộ trình thực hiện theo từng giai đoạn để có kế hoạch khả thi triển khai thực hiện đầy đủ các cơ chế, chính sách hỗ trợ như thuế, phí, vốn, kỹ thuật, thị trường, quy hoạch, chiến lược... của từng ngành/ lĩnh vực một cách đồng bộ, nhằm thu hút và phát huy hiệu quả của nguồn vốn tín dụng xanh, góp phần bổ sung thêm nguồn lực từ các tổ chức trong và ngoài nước nhằm triển khai các dự án xanh…
 
Các giải pháp đồng bộ sẽ giúp Việt Nam đảm bảo tính khả thi về nguồn lực tài chính, đồng bộ các chính sách để phát triển nền kinh tế xanh bền vững, hướng tới hoàn thành mục tiêu Net Zero vào 2050.