• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 6:08:02 SA - Mở cửa
GVR: Khu vực Tây Nguyên xuất sắc hoàn thành kế hoạch sản lượng
Nguồn tin: Tạp chí Cao su Việt Nam | 03/01/2024 9:00:00 CH
Phát huy tinh thần thắng lợi của các năm trước, năm 2023 các công ty cao su Tây Nguyên tiếp tục gặt hái được những kết quả tích cực. 12/12 đơn vị đều về đích sớm và là khu vực về trước kế hoạch sản lượng Tập đoàn giao. Đặc biệt có 4 đơn vị duy trì thành viên CLB 2 tấn/ha.
 
 
Ông Huỳnh Kim Nhựt – Phó TGĐ VRG, Chủ tịch Công đoàn CSVN thăm hỏi, động viên NLĐ tại Nông trường Đăk H’rin, Cao su Kon Tum
 
Thực hiện đồng bộ 2 giải pháp kỹ thuật và quản lý
 
Trao đổi với ông Lê Đức Hân – TGĐ Cao su Kon Tum bên lề Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của Khối thi đua số 2 tổ chức tại Tp. Buôn Ma Thuột vào ngày 12/12, ông Hân chia sẻ: “Đến thời điểm này, khi công ty đã tổ chức công bố hoàn thành kế hoạch sản lượng, chúng tôi mới cảm thấy nhẹ nhõm. Năm 2023 đi qua với rất nhiều khó khăn trong quá trình điều hành sản xuất của công ty, nếu không thực hiện đồng bộ các giải pháp trong quản lý và kỹ thuật rất khó để đạt được những kết quả khả thi”.
 
Quả thực, qua theo dõi vụ thu hoạch của các công ty trên địa bàn Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn khi nắng hạn kéo dài làm công tác ra quân thu hoạch mủ phải chậm hơn dự kiến, so với năm trước có đơn vị chậm hơn cả tháng. Trong khi đó, có đơn vị lao động ổn định như Cao su Chư Mom Ray, Sa Thầy và cũng có công ty biến động lao động liên tục như Cao su Mang Yang, Kon Tum hay Chư Prông, Ea H’leo… điều này đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý cũng như sắp xếp lao động, đào tạo và trình độ tay nghề không đồng đều đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả khai thác mủ.
 
Từ thực trạng đó, các công ty đã đề ra nhiều giải pháp và chỉ đạo quyết liệt các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. Đồng thời, tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua lao động sản xuất, nhất là phong trào thi đua nước rút 3 tháng cuối năm đã thu hút được đông đảo NLĐ tham gia.
 
 
Ông Bùi Duy Đốc – Phó TGĐ Cao su Chư Sê cho biết, ngay từ những tháng đầu của quý III, khi tình hình khai thác của một số nông trường, tổ sản xuất không đạt kế hoạch, chúng tôi đã nhanh chóng có sự điều chỉnh về mặt giải pháp như yêu cầu các nông trường rà soát, xây dựng kịch bản điều hành kịp thời và linh hoạt với thực tế diễn biến của thời tiết, vườn cây. Có thể chuyển qua hình thức thu mủ đông đối với những ngày thời tiết không thuận lợi cho việc thu mủ nước…
 
Trong khi đó, ông Phạm Duy Vương – Phó TGĐ Cao su Chư Mom Ray thì cho hay: “Để đạt được kết quả trong công tác thu mủ và giữ vườn cây có năng suất cao, chúng tôi một mặt là tăng cường công tác quản lý lao động, yêu cầu công nhân tuân thủ giờ cạo và trang bị vật tư, gia cố kịp thời mái che mưa, nhất là giữ cho được mặt cạo đúng quy trình kỹ thuật. Bên cạnh đó, còn thường xuyên kiểm tra vườn cây để phát hiện sớm các loại bệnh như nấm hồng, rụng lá mùa mưa, loét sọc mặt cạo, rụng lá đốm tròn… để có biện pháp phòng trị bệnh kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại và lây lan. Sử dụng thuốc kích thích đúng quy trình kỹ thuật và phù hợp với tình hình thực tế từng vườn cây”.
 
Cũng theo ông Hân, trong công tác quản lý công ty luôn đẩy mạnh việc củng cố bộ máy quản lý điều hành theo hướng tinh giản, gọn nhẹ và hiệu quả. Chấn chỉnh việc phân cấp quản lý cán bộ, phân bổ quỹ lương và chi phí quản lý hợp lý cho đơn vị, xây dựng lực lượng lao động cạo mủ có trình độ kỹ thuật đạt yêu cầu.
 
Với sự quyết liệt trong từng giải pháp để thực hiện thắng lợi kế hoạch sản lượng, cùng với sự đoàn kết nội bộ, quyết tâm vượt qua khó khăn của NLĐ, sự đồng hành của các tổ chức đoàn thể, các công ty trên địa bàn Tây Nguyên đã xuất sắc cán đích về mặt sản lượng sớm nhiều ngày, tiêu biểu có Cao su Chư Sê về sớm 51 ngày, Cao su Ea H’leo hoàn thành sớm 45 ngày, Sa Thầy 34 ngày, Chư Mom Ray 33 ngày, Kon Tum và Mang Yang 23 ngày… Trong số này Cao su Kon Tum, Sa Thầy, Chư Mom Ray và Ea H’leo là những đơn vị vẫn duy trì được năng suất cao khi đạt từ 1,8 tấn/ha – 2,2 tấn/ ha, tiếp tục là thành viên trong CLB 2 tấn/ha của VRG. Đặc biệt, tại Cao su Sa Thầy có Đội Cao su Thanh Niên là đơn vị sản xuất cấp Đội trực thuộc công ty có năng suất bình quân đạt gần 2,6 tấn/ha và chính thức gia nhập vào CLB 3 tấn/ha.
 
 
Lãnh đạo VRG và huyện Đăk Đoa trao thưởng hoàn thành kế hoạch cho Cao su Mang Yang
 
Đời sống người lao động ngày càng được nâng cao
 
Cầm trên tay phần quà khen thưởng vì về đích sớm từ lãnh đạo công ty, anh Kpuih Thức – Công nhân tổ 9, NT Ia H’lốp, Cao su Chư Sê hết sức vui mừng và phấn khích chia sẻ: “Đây là lần đầu mình hoàn thành kế hoạch giao hơn 1 tháng, những năm trước có hoàn thành sớm, nhưng không nhiều ngày. Đây cũng là năm tiền lương của mình cao hơn năm trước, mình vui lắm”.
 
Tuy đều về đích sớm, sản lượng vượt nhiều nhưng giá bán không tốt, doanh thu và lợi nhuận không đạt như kế hoạch đề ra. Song thực tế cho thấy, đời sống NLĐ ở hầu khắp các đơn vị đều có sự cải thiện rõ nét. Điều này được thể hiện qua sự tham gia, hưởng ứng các hoạt động đoàn thể, phong trào do các tổ chức đoàn thể phát động đã được NLĐ tham gia nhiệt tình. Tiền lương tuy không tăng nhiều, nhưng các công ty đều tăng mức hỗ trợ và khen thưởng cũng tăng cả về hình thức lẫn mức thưởng. Vì thế, thu nhập NLĐ đã được nâng lên đáng kể. Ông Phạm Duy Vương cho biết, chúng tôi thường xuyên có sự hỗ trợ để giữ chân lao động có trình độ, tay nghề tốt và gắn bó lâu dài với công ty. Tạo điều kiện tốt để lao động mới tuyển dụng có nơi ăn chốn ở, hỗ trợ nhu yếu phẩm trong mùa nghỉ cạo, xây dựng nhà tiền chế tập thể để ổn định tư tưởng, nơi ở và việc làm giúp lao động yên tâm công tác. Từ đầu năm tới giờ, Công đoàn công ty đã hỗ trợ hàng trăm suất quà gồm gạo, dầu ăn, nước mắm, bột ngọt, muối, tổng tiền gần 100 triệu đồng.
 
Còn ông Ngô Văn Mân – Chủ tịch Công đoàn Cao su Kon Tum bày tỏ: “Xác định đời sống NLĐ còn nhiều khó khăn, giá bán mủ thấp và thu nhập NLĐ chưa cải thiện nhiều nên chúng tôi chủ trương và nỗ lực hết mình cùng ban lãnh đạo công ty tìm các giải pháp hỗ trợ NLĐ. Cụ thể, thời gian tới chúng tôi đặt ra mục tiêu sẽ nỗ lực thực hiện “3 tăng” trong chăm lo đời sống NLĐ, đó là tăng tiền thưởng; tăng phúc lợi và tăng phát triển kinh tế gia đình. Đồng thời, chúng tôi tích cực vận động các hộ gia đình trong mô hình nhận khoán và liên kết tích cực thực hiện việc phát triển kinh tế gia đình theo Nghị quyết 6a để NLĐ cải thiện đời sống tinh thần và vật chất”.
 
Nhiều ý kiến của lãnh đạo các công ty cho rằng, thời gian tới, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới sẽ có nhiều hoạt động chăm lo đời sống NLĐ nhiều hơn nữa để ai cũng có Tết, ai cũng có Xuân. Những hoạt động tập trung vào việc thăm hỏi, động viên, hỗ trợ lao động khó khăn, khen thưởng lao động có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất.
 
Đồng thời tổ chức nhiều hoạt động bề nổi, phong trào khác để nâng cao đời sống tinh thần cho NLĐ. Lãnh đạo các công ty Tây Nguyên cũng cho biết sẽ hạn chế việc hội họp và chi phí không cần thiết để tập trung vào lương, thưởng và hỗ trợ lao động khó khăn.
 

Cổ phiếu liên quan