• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,46 +8,35/+0,67%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,46   +8,35/+0,67%  |   HNX-INDEX   224,64   +1,07/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,74   +0,39/+0,43%  |   VN30   1.311,26   +9,74/+0,75%  |   HNX30   479,79   +4,19/+0,88%
01 Tháng Mười Hai 2024 12:31:34 SA - Mở cửa
Giải ‘bài toán’ thị trường để doanh nghiệp nhỏ không chìm trong khó khăn
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 31/01/2024 9:08:51 SA

Việc tìm lời giải cho “bài toán” thị trường để các doanh nghiệp nhỏ không tiếp tục chìm trong khó khăn là rất cần thiết trong lúc này. Nhất là khi nhìn vào con số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng mạnh trong tháng đầu năm 2024 để thấy, một khi chậm “chuyển mình” thì việc rời khỏi thị trường là khó tránh khỏi.

Trong buổi gặp gỡ mới đây với các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ ở Tp.HCM, nói về bài toán hợp tác kinh doanh B2B (DN với DN), ông Hiroyuki Iwamatsu, dưới góc nhìn của người làm cố vấn cho Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) trong hỗ trợ DN vừa và nhỏ, có lưu ý là các DN nhỏ thường chỉ nhìn, nghe được những gì trước mắt trong phạm vi hẹp, mà không để ý rằng, những thay đổi nên đến từ cái nhỏ nhất.

Thay đổi nên đến từ điều nhỏ nhất

Chính vì vậy, theo ông Iwamatsu, điểm mấu chốt là những thông tin nhỏ nhất cần được liên kết với nhau, bởi sự thay đổi luôn diễn ra hàng ngày. Điều đó cho thấy các DN nhỏ cần làm sao tập hợp nguồn thông tin nhỏ nhất lại để phát triển thị trường. 

Các DN nhỏ nên quan tâm nhiều hơn đến “khoảng trống” ở thị trường ngách tại nội địa vốn nằm ngoài “tầm phủ sóng” của các DN lớn.

Vị chuyên gia này cho biết, thời gian tới sẽ cố gắng để tập trung hỗ trợ các DN vừa và nhỏ của Việt Nam phát triển thị trường, cũng như kết nối các chuyên gia để giúp cho DN về mặt công nghệ, kỹ thuật và tư duy mới trong mở rộng kênh bán hàng.

Từ gợi ý của ông Iwamatsu, cũng cần nhìn nhận việc phát triển thị trường và mở rộng kênh bán hàng vẫn là điểm yếu cố hữu của các DN nhỏ ở Việt Nam. Nhất là trong bối cảnh thị trường luôn thay đổi liên tục, cạnh tranh gay gắt và yêu cầu của người tiêu không ngừng tăng lên, thách thức với các DN nhỏ lại càng lớn hơn, nếu muốn trụ vững đòi hỏi họ phải “chuyển mình” không ngừng.

Bởi lẽ, một khi chậm “chuyển mình” thì việc tiếp tục chìm trong khó khăn, rời khỏi thị trường là khó tránh khỏ. Điều này có thể thấy rõ như con số mới đưa ra từ Tổng cục Thống kê cho thấy trong tháng 1/2024, số DN rút lui khỏi thị trường là 53,9 nghìn DN, tăng đến 22,8% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đánh giá, số DN tạm ngừng kinh doanh trong tháng 1/2024 gấp 3 lần số DN thành lập mới. Trong đó, đáng chú ý là những DN quy mô nhỏ, có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ được cho là có xu hướng rút lui khỏi thị trường do tính chất mùa vụ, do xu hướng chuyển đổi sang ngành nghề khác.

Ngoài những trường hợp rút lui như vậy, với các DN nhỏ còn trụ lại như hiện tại, trước bối cảnh thị trường trong và ngoài nước còn đầy rẫy khó khăn, đang đòi hỏi họ phải luôn nỗ lực nhiều hơn nữa.

Nhất là khi khả năng nắm bắt cơ hội thị trường của DN nhỏ vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy hầu như các DN nhỏ rất khó tận dụng các cơ hội cũng như vượt qua những thách thức về mặt thị trường do có những hạn chế về năng lực cạnh tranh, vốn, công nghệ, trình độ quản lý.  

Do có nhiều mặt hạn chế nên các DN nhỏ chỉ tập trung vào những ngành, lĩnh vực dễ hoạt động như thương mại, dịch vụ, ngành nghề truyền thống, giản đơn… Không những vậy, trong khi các DN có quy mô rộng lớn thường nắm rõ và dự đoán chính xác những thay đổi của thị trường tiêu dùng bởi phạm vi bao phủ của họ, thì ngược lại các DN nhỏ thường gặp rất nhiều thách thức trong việc nắm bắt thông tin về thị trường.

“Ta về ta tắm ao ta”

Qua trao đổi với VnBusiness, Ts. Nguyễn Tấn Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị DN thuộc Hiệp hội DN Tp.HCM, cho rằng trong năm 2024 này, nếu các DN nhỏ biết tập trung đúng vào thị trường mà mình biết là còn nhiều cơ hội, chẳng hạn như thị trường ngách tại nội địa phù hợp với dịch vụ, sản phẩm vừa phải của họ thì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ trở nên hiệu quả hơn.

Theo ông Bình, các DN nhỏ có quy mô nhỏ về sản xuất, nhỏ về nhân lực và nhỏ về thị trường. Điều mà họ cần làm cho một năm tiếp tục đầy thử thách như năm 2024 là nên quan tâm nhiều hơn đến “khoảng trống” ở thị trường ngách mà nằm ngoài “tầm phủ sóng” của các DN lớn. Cụ thể hơn nữa là những sản phẩm hàng hóa có giá cả rẻ, cộng với dịch vụ tử tế để nhắm đến bộ phận người nghèo, người tiêu dùng có thu nhập thấp trên thị trường nội địa.

“Hơn bao giờ hết, trong lúc này đòi hỏi các DN nhỏ nên tập trung vào thị trường ngách. Bởi vì điều đó có tính bền vững, phù hợp với quy mô nhỏ của họ, cũng như phù hợp với lĩnh vực mà nhiều DN nhỏ đang tham gia”, ông Bình nói. 

Còn theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng, thị trường trong nước với 100 triệu dân là rất tiềm năng nên các DN nhỏ không cần phải nhìn đi đâu xa mà chỉ cần “ta về ta tắm ao ta”, nhìn ngay trên “sân nhà” để khai thác sao cho thật sự hiệu quả. Chính phủ cũng đã liên tục kêu gọi các DN nội địa vốn quen với việc xuất khẩu, một khi gặp khó khăn, hãy “quay về” bán hàng cho người Việt.

“Nếu các DN xuất khẩu gặp vấn đề thì có thể bán cho thị trường nội địa. Tôi tin là “sức khỏe” của các DN nhỏ trong năm 2024 với riêng về vấn đề thị trường sẽ có sự thay đổi tích cực nếu có sự tiếp sức hiệu quả hơn nữa từ khâu chính sách của Nhà nước, cũng như sự thay đổi từ bản thân DN”, ông Dũng chia sẻ.

Liên quan đến vấn đề tiếp sức từ khâu chính sách trên thị trường nội địa, có lẽ cần liên hệ thực tế như ở Tp.HCM, trong khuyến nghị mới đây từ nhóm nghiên cứu của Đại học Kinh tế Tp.HCM và Cục Thống kê Tp.HCM, đó là để tiếp tục hỗ trợ tổng cầu phục hồi hơn nữa trong năm 2024, chính quyền Tp. HCM nên tập trung vào các chính sách thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng của người dân, đầu tư tích lũy tài sản của DN, hộ gia đình và xuất khẩu. Và điều quan trọng là tất cả các chính sách nhằm thúc đẩy tổng cầu trong ngắn hạn cần phải được đặt trong khuôn khổ của mục tiêu chuyển đổi mô hình kinh tế trong trung hạn.

Cũng theo chuyên gia Nguyễn Hoàng Dũng, để các DN nhỏ có đủ “sức khỏe” để đi một con đường dài và lâu hơn, bền vững hơn ở phía trước thì điều quan trọng là họ phải thích nghi kịp với xu hướng của thị trường, phát triển được các kênh kinh doanh B2B (DN với DN). Đặc biệt là hàng hóa, dịch vụ của họ phải có chất lượng tốt, thường xuyên có sản phẩm mới thì chắc chắn thị trường nội địa sẽ đón nhận.

Thế Vinh