• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 12:00:50 SA - Mở cửa
Chính sách nông nghiệp của Ấn Độ ảnh hưởng an ninh lương thực thế giới
Nguồn tin: Saigon Times | 04/01/2024 9:00:00 CH
 Chính sách kiểm soát giá cả trong nước và hạn chế xuất xuất khẩu nông sản của Ấn Độ đang gây rủi ro an ninh lương thực thế giới. Nhưng yếu tố chính trị cản trở New Delhi điều chỉnh hoặc thoát ra khỏi chính sách này.
 
 
Đầu tháng 12, Ấn Độ cấm xuất khẩu hành tím cho đến tháng 3-2024 nhằm kiểm soát giá hành trong nước. Trong 18 tháng qua, Ấn Độ cũng hạn chế xuất khẩu gạo, lúa mì và đường với lý do tương tự.
 
Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất, xuất khẩu đường và hành lớn thứ hai thế giới, đồng thời là nước sản xuất lúa mì lớn. Vì vậy, các hạn chế đó đang gây xáo động các thị trường trên toàn cầu. Theo Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) ở Washington, tính đến tháng 10-2023, giá gạo Thái Lan tăng 14% và giá gạo Việt Nam tăng 22% so với mức của tháng 7. Malaysia và Philippines đã phải triển khai nhiều biện pháp để kìm hãm đà tăng giá gạo trong nước sau khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo.
 
Biến đổi khí hậu sẽ gây bất ổn đối với nguồn cung lương thực của Ấn Độ. Bộ Nông nghiệp Ấn Độ gần đây ước tính, nếu không có các biện pháp thích ứng, năng suất lúa của Ấn Độ có thể giảm 20% vào năm 2050 do lượng mưa không còn dồi dào như trước đây.
 
Hiện tại, chính phủ Ấn Độ thiết lập mức giá sàn cho hai chục loại nông sản, cam kết thu mua một số sản phẩm nông nghiệp, đồng thời trợ cấp cho nông dân về chi phí phân bón, điện và vận chuyển. Các chính sách đó nghe có vẻ tích cực đối với an ninh lương thực. Nhưng về mặt tổng thể, chúng có thể cản trở tăng trưởng đầu tư và nguồn cung lương thực.
 
Tại Ấn Độ, Ủy ban Tiếp thị sản phẩm nông nghiệp (APMC) được thành lập ở các bang nhằm giám sát hoạt động mua sỉ nông sản, bảo vệ nông dân khỏi sự chèn ép của chủ nợ và nhà bán lẻ lớn. APMC cấp giấy phép mua sỉ nông sản từ nông dân cho các thương nhân. Nhưng các cuộc điều tra của chính phủ Ấn Độ phát hiện ra rằng các quy định quản lý của APMC dẫn đến tình kiểm soát giá, làm giảm sự cạnh tranh.
 
Theo một báo cáo gần đây của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), chi phí tuân thủ pháp lý của các nhà sản xuất nông nghiệp ở Ấn Độ tương đương với 15% tổng doanh thu của họ trong giai đoạn 2020 đến 2022. Báo cáo cho biết, các nhà sản xuất nông nghiệp trong nước bị đánh thuế ngầm. Các khoản trợ cấp cho nông dân không bù đắp được tác động giảm giá nông sản của các quy định tiếp thị phức tạp trong nước và các chính sách hạn chế xuất khẩu khác.
 
Nỗ lực cải cách hệ thống định giá lương thực trong nước là một công việc nguy hiểm về mặt chính trị. Các đề xuất trước đây nhằm thay đổi các quy định tiếp thị nông nghiệp trong nước vấp phải sự phản đối gay gắt từ nông dân và các đảng phái đối lập.
 
Theo Liên hợp quốc, Ấn Độ là nước xuất khẩu nông sản lớn thứ chín trên thế giới và cũng là nước có nhiều miệng ăn nhất. Điều đó khiến an ninh lương thực của Ấn Độ trở thành một vấn đề toàn cầu. Nhưng với yếu tố chính trị đang chi phối chính sách định giá nông sản ở Ấn Độ, bất kỳ sự thay đổi nào cũng khó xảy ra nhanh chóng.
 
Bên cạnh đó, chính sách hạn chế xuất khẩu nông sản, đặc biệt là gạo, của Ấn Độ không chỉ ảnh hưởng đến các nước khác trên thế giới mà ngay cả nông dân trong nước. Sản lượng gạo của Ấn Độ tăng vọt trong thập niên qua, đưa nước này chiếm 40% thương mại toàn cầu hồi năm 2022. Chính sách hạn chế xuất khẩu gạo mà Ấn Độ áp dụng hồi tháng 7 năm ngoái giúp giảm chi phí trong nước, nhưng gây áp lực lên các nước nhập khẩu dễ tổn thương nhất. Giá gạo toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất trong 15 năm, làm tăng rủi ro bất ổn xã hội ở các khu vực như châu Phi, vốn phụ thuộc vào nguồn cung gạo giá rẻ từ Ấn Độ.
 
Chính sách hạn chế xuất khẩu cũng gây áp lực cho nông dân Ấn Độ. Joseph Glauber, nhà nghiên cứu cấp cao của IFPRI, lập luận rằng chính sách đó khiến nhiều nông dân bất mãn và mất động lực để mở rộng canh tác. “Giá mà các nhà sản xuất gạo Ấn Độ nhận được thực sự thấp hơn giá bên ngoài hoặc toàn cầu”, ông nói.
 
Hồi tháng 8 năm ngoái, sau khi Ấn Độ áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đối với gạo trắng phi basmati, Liên minh nông dân Ấn Độ, cảnh báo lệnh cấm này sẽ làm giảm thu nhập của nông dân, có thể khiến diện tích trồng lúa của Ấn Độ giảm 5% khi họ chuyển sang trồng các loại cây nông nghiệp khác.