• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 12:01:15 SA - Mở cửa
Không chỉ vì khí đốt Nga, kinh tế Đức đang vấp phải khó khăn bởi những lý do ai cũng biết
Nguồn tin: Một thế giới | 04/01/2024 5:35:00 CH
Theo DW, các nhà kinh tế và hiệp hội ngành thống nhất quan điểm, 2023 là một năm trì trệ với nền kinh tế Đức - "đầu tàu" châu Âu.
 
 
"Thực tế là chúng ta đang trì trệ"
 
Moritz Kraemer, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Landesbank Baden-Württemberg nhấn mạnh trong một cuộc trả lời phỏng vấn rằng: "Thực tế là chúng ta đang trì trệ".
 
DW nhấn mạnh: "Những lý do khiến nước Đức gặp khó khăn thì dường như ai cũng biết".
 
Cụ thể như: Người tiêu dùng đang chần chừ chi tiêu do lạm phát và giá cả tăng. Thêm vào đó, nền kinh tế toàn cầu trì trệ đang gây căng thẳng cho các nhà xuất khẩu - khu vực vốn từng là động lực của nền kinh tế.
 
Giá năng lượng không ổn định cũng khiến nhiều tập đoàn quốc tế đang tạm dừng kế hoạch đầu tư. Thậm chí, những doanh nghiệp này đang xây dựng những cơ sở mới ở nước ngoài như Mỹ hay Trung Quốc.
 
Ngoài ra, quá trình chuyển đổi xanh đầy tham vọng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu do Bộ trưởng kinh tế và khí hậu Đức Robert Habeck thúc đẩy, đang tiêu tốn rất nhiều tiền.
 
Không chỉ thế, ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng của Đức đang chịu cú sốc cực lớn vì những nguyên nhân khác nhau.
 
Thứ nhất, "đầu tàu" châu Âu đã mất đi nguồn cung khí đốt tự nhiên giá rẻ từ Nga do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine. Giá khí đốt tăng vọt dẫn đến lạm phát gia tăng, kinh tế suy thoái.
 
Thứ hai, tác động của lãi suất cao hơn nhằm giải quyết tình trạng lạm phát cao đã tạo thêm áp lực lên các hộ gia đình và doanh nghiệp. Trong khi đó, nền kinh tế thiên về sản xuất của Đức phải vật lộn với khối lượng thương mại toàn cầu yếu hơn.
 
Thứ ba, việc ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc trong bối cảnh địa chính trị hiện nay khiến nền kinh tế Đức hứng chịu ảnh hưởng lớn.
 
Theo số liệu từ phía Đức, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới 12,8% trong tổng lượng hàng hóa nhập khẩu của nước này.
 
Lỗ hổng lớn trong ngân sách
 
Giữa tháng 11/2023, Tòa án Hiến pháp Đức đã bác bỏ việc tái phân bổ 60 tỷ Euro (khoảng 65 tỷ USD) của chính phủ tồn đọng trong quỹ Covid-19 để sử dụng cho mục tiêu khí hậu và hiện đại hóa nền kinh tế. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Đức đang gấp rút chuẩn bị cho chương trình tài khóa năm 2024, đã làm đảo lộn kế hoạch chi tiêu.
 
Vấn đề ngân sách của Đức trở nên “nóng” sau phán quyết của Tòa án Hiến pháp. Phán quyết này ảnh hưởng tới các quỹ ngoài ngân sách khác mà "đầu tàu" châu Âu đã áp dụng nhiều năm qua để tài trợ cho chính sách “phanh nợ” nhằm hạn chế mức thâm hụt ngân sách công vượt quá 0,35% GDP. Chính sách “phanh nợ” của Đức được áp dụng từ năm 2009, dưới thời cựu Thủ tướng Angela Merkel.
 
Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, chính sách này được miễn thực thi trong giai đoạn 2020-2022 để có thể gia tăng các khoản chi tiêu công khẩn cấp đối phó cuộc khủng hoảng. Năm 2023, chính sách này được áp dụng trở lại và là lý do Tòa án Hiến pháp Đức không chấp nhận chuyển đổi mục đích sử dụng số tiền 60 tỷ Euro nói trên.
 
Các kế hoạch của chính phủ phụ thuộc rất nhiều vào số tiền này trong những năm tới và quyết định của tòa án đã tạo ra một lỗ hổng lớn trong ngân sách.
 
Sau ba năm chi tiêu “mạnh tay” để đối phó đại dịch và những tác động từ xung đột ở Ukraine, chính phủ Đức đang áp dụng các biện pháp cắt giảm chi ngân sách trên diện rộng. Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner tuyên bố quyết tâm giảm nợ bằng bất cứ giá nào; đồng thời, nhấn mạnh năm 2024, chỉ riêng việc trả lãi vay sẽ "ngốn" 37 tỷ Euro của chính phủ.
 
Việc trả lãi vay khiến chính phủ Đức lâm vào cảnh khó khăn chồng chất, bởi dự thảo luật ngân sách năm 2024 trình Quốc hội phê duyệt chỉ “vỏn vẹn” 445 tỷ Euro - ít hơn ngân sách năm nay 30 tỷ Euro.
 
 
"Thắt lưng buộc bụng" tài chính
 
Với quỹ ngân sách eo hẹp, chính phủ Đức nhiều khả năng sẽ phải tìm kiếm các phương án tiết kiệm.
 
Cuối tháng 11/2023, sau nhiều vòng đàm phán gay gắt, chính phủ đã đồng ý về ngân sách bổ sung cho năm 2023 và tạm dừng việc "phanh nợ" cho năm đó nhằm tìm kiếm một thỏa thuận bù đắp cho khoản ngân sách thâm hụt 60 tỷ Euro.
 
Ngân sách cho năm 2024 đã bị cắt giảm đáng kể. Một số người lo ngại rằng, việc cắt giảm chi phí theo kế hoạch, ít trợ cấp hơn và giá năng lượng cao hơn có thể khiến nền kinh tế chậm lại và thậm chí gây ra lạm phát.
 
Do phán quyết của Tòa án Hiến pháp, các dự án chính sách công nghiệp và khí hậu của ông Robert Habeck cũng đang gặp nguy hiểm. Bộ kinh tế và khí hậu Đức ước tính, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm tới nửa điểm phần trăm.
 
Theo nhà kinh tế trưởng Carsten Brzeski của ING, hai yếu tố rủi ro mới đối với nền kinh tế Đức sau phán quyết của Tòa án Hiến pháp. Đó là: Thắt lưng buộc bụng tài chính và bất ổn chính trị.
 
Hiện tại, chính phủ Đức vẫn giả định, GDP của nước này sẽ tăng 1,3% cho năm 2024. Nhưng gần như tất cả các nhà nghiên cứu kinh tế có uy tín đều dự đoán mức tăng trưởng GDP của Đức sẽ dưới 1% vào năm nay.
 
Khủng hoảng ở mọi hướng?
 
Nhà kinh tế học Isabell Koske của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhận thấy, cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2022 ảnh hưởng đến Đức nhiều hơn các nước khác vì ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng hơn ở quốc gia này. Song song với đó, sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga cũng khiến nền kinh tế lớn nhất châu Âu chịu tổn thương nhiều hơn trong hai năm qua.
 
Bà Isabell Koske nói thêm: "Lạm phát cao làm giảm sức mua của hộ gia đình, từ đó, ảnh hưởng đến tiêu dùng. Cuộc khủng hoảng ngân sách chính phủ cũng khiến các công ty và người tiêu dùng lo lắng.
 
Điều quan trọng là phải giải quyết cuộc khủng hoảng ngân sách càng nhanh càng tốt để mang lại cho các công ty và hộ gia đình lập kế hoạch sự an tâm và niềm tin vào tương lai. Một giải pháp nên bao gồm cắt giảm chi tiêu, tăng doanh thu".
 
Chuyên gia Stefan Schneider từ Deutsche Bank cũng cho rằng, nền kinh tế Đức sẽ suy giảm vào năm 2024.
 
Moritz Schularick, Chủ tịch Viện Kinh tế thế giới Kiel nhấn mạnh: "Đức đã từng đặt cược vào khí đốt của Nga như một nguồn năng lượng giá rẻ cho ngành công nghiệp, đặt cược vào phép màu kinh tế Trung Quốc như một động lực cho xuất khẩu và đặt cược vào Pax Americana (hòa bình kiểu Mỹ) trong việc chuyển giao an ninh quốc gia. Ở cả ba vấn đề này, Đức đã đi đến cuối con đường".
 
Bài viết trên Tạp chí kinh tế Handelsblatt cũng khẳng định, nền kinh tế nước này tiếp tục đối mặt với triển vọng ảm đạm trong năm 2024.
 
Tạp chí trên dẫn một cuộc khảo sát của Viện Kinh tế Đức (IW) cho thấy, đa số doanh nghiệp đều thể hiện sự bi quan. Cụ thể, 30 trong tổng số 47 hiệp hội kinh tế được khảo sát cho biết, tình hình hiện tại của họ tồi tệ hơn so với một năm trước, trong đó có những ngành mũi nhọn, sử dụng nhiều lao động như chế tạo máy, cơ khí, điện, xây dựng và bán lẻ.
 
Cuộc khảo sát của IW đánh giá: "Gánh nặng lớn nhất cho năm 2024 bao gồm nền kinh tế toàn cầu yếu, bất ổn địa chính trị và lãi suất tăng".