• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.269,89 -9,88/-0,77%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.269,89   -9,88/-0,77%  |   HNX-INDEX   225,88   -1,55/-0,68%  |   UPCOM-INDEX   91,90   -0,24/-0,27%  |   VN30   1.348,92   -9,11/-0,67%  |   HNX30   487,21   -5,78/-1,17%
23 Tháng Mười 2024 3:41:21 SA - Mở cửa
Clinker và xi măng đang đối mặt với tình trạng giá xuất khẩu giảm nghiêm trọng
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 17/06/2024 4:05:36 CH

Tháng 5/2024, giá xuất khẩu trung bình đã tụt xuống chỉ còn 31-32 USD/tấn đối với clinker và 38-48 USD/tấn đối với xi măng, gây ra nhiều lo ngại cho ngành công nghiệp xây dựng và các nhà xuất khẩu.

Doanh nghiệp xi măng và thép ‘cân đo đong đếm’ trước mối lo giá vốn tăng
Theo đánh giá, nước ta hiện không chỉ đối mặt với dư thừa công suất và tiêu thụ chậm tại nội địa, kênh xuất khẩu xi măng và clinker cũng đang sụt giảm thê thảm cả về giá xuất khẩu cũng như sản lượng.

Bộ Xây dựng cho biết, trong vòng 10 năm qua, sản lượng xuất khẩu xi măng, clinker có tăng lên, tuy nhiên từ 2022 đến nay, xuất khẩu giảm mạnh, chỉ còn 15,2 triệu tấn (bằng 52,9% năm 2021) và tiếp tục giảm còn 10,9 triệu tấn năm 2023 (bằng 71,7% năm 2022).

Năm 2022, mức giá xuất khẩu trung bình lần lượt là 46-48 USD/tấn (clinker) và 51-53 USD/tấn (xi măng). Dự đoán, đến hết 6 tháng đầu năm 2024, lượng clinker xuất khẩu chỉ đạt 5,4 triệu tấn.

Tình trạng này được ghi nhận là một trong những biến động tiêu cực nhất trong lịch sử của ngành, với mức giảm giá đạt tới mức báo động. Nguyên nhân chính có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm sự suy giảm nhu cầu trên thị trường quốc tế, sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà cung cấp khác, và các chính sách thương mại thay đổi liên tục từ các quốc gia nhập khẩu.

Giá xi măng, clinker xuất khẩu tiếp tục giảm mạnh.

Có thể nói, các dự án xây dựng lớn ở nhiều quốc gia bị đình trệ hoặc hủy bỏ do thiếu vốn đầu tư, cùng với sự thận trọng trong chi tiêu của các chính phủ và doanh nghiệp trước tình hình kinh tế bất ổn. Điều này đã trực tiếp ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ clinker và xi măng, khiến giá của hai sản phẩm này giảm sút nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các nhà cung cấp trên thị trường quốc tế. Nhiều quốc gia xuất khẩu clinker và xi măng khác đã tăng cường sản xuất và giảm giá bán để thu hút khách hàng, khiến các nhà xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc duy trì thị phần. Việc giảm giá xuất khẩu trở thành một biện pháp cần thiết nhưng lại kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực cho ngành.

Hơn nữa, các chính sách thương mại của nhiều quốc gia nhập khẩu cũng liên tục thay đổi, tạo ra những rào cản mới cho việc xuất khẩu clinker và xi măng: thuế nhập khẩu tăng cao, các quy định về chất lượng sản phẩm khắt khe hơn và các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa được thắt chặt,… đã khiến cho việc xuất khẩu rơi vào thế khó hơn bao giờ hết.

Dự báo của Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), xuất khẩu xi măng, clinker trong năm nay tiếp tục gặp nhiều trở ngại, bởi thị trường bất động sản Trung Quốc chưa có dấu hiệu phục hồi, xi măng Trung Quốc cũng bị dư thừa và sẽ cạnh tranh với xi măng Việt Nam vào các thị trường xuất khẩu như Philippines, Trung Mỹ, Nam Phi...

Để vượt qua thời kỳ khó khăn này, các doanh nghiệp xuất khẩu clinker và xi măng cần phải có những biện pháp chiến lược để ứng phó với tình hình khó khăn hiện tại. Việc tìm kiếm các thị trường mới, cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng cường hiệu quả sản xuất và tìm kiếm các giải pháp giảm chi phí là những hướng đi cần thiết để duy trì.

Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cũng đã kiến nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với clinker nhằm giảm bớt khó khăn. Trước mắt khi chưa bãi bỏ thì giữ nguyên mức thuế suất xuất khẩu 5% với clinker.

Giới chuyên gia nhận định, sự sụt giảm thê thảm của giá xuất khẩu clinker và xi măng không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp mà còn tác động tiêu cực đến toàn bộ ngành công nghiệp xây dựng. Điều này đặt ra một thách thức lớn cho các nhà quản lý và doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các giải pháp để khôi phục và phát triển bền vững trong tương lai.

Lê Hồng-Link gốc