• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 2:46:25 SA - Mở cửa
Loạt cổ phiếu trụ giúp VN-Index “công phá” đỉnh
Nguồn tin: Vneconomy | 04/06/2024 12:42:00 CH

Tăng thêm 7,65 điểm trong phiên sáng nay, VN-Index bắt đầu nỗ lực “dứt điểm” ngưỡng cản trung hạn hồi tháng 3/2024 một lần nữa. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đang mạnh trở lại là lợi thế: 7/10 mã vốn hóa lớn nhất của chỉ số đang tăng hơn 1% bất chấp thanh khoản ở rổ VN30 có tín hiệu giảm...

Sự đồng thuận của các cổ phiếu vốn hóa lớn là yếu tố quyết định để VN-Index vượt đỉnh lúc này.

Tăng thêm 7,65 điểm trong phiên sáng nay, VN-Index bắt đầu nỗ lực “dứt điểm” ngưỡng cản trung hạn hồi tháng 3/2024 một lần nữa. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đang mạnh trở lại là lợi thế: 7/10 mã vốn hóa lớn nhất của chỉ số đang tăng hơn 1% bất chấp thanh khoản ở rổ VN30 có tín hiệu giảm.

Dẫn dắt điểm số vẫn là các cổ phiếu lớn nhất: VCB tuy chỉ tăng 0,79% nhưng lợi thế vốn hóa đưa mã này lên vị trí dẫn đầu. BID tăng 1,16%, HPG tăng 1,72%, GAS tăng 1,37%, FPT tăng 1,53%, VHM tăng 1,15%, VIC tăng 1,25%, TCB tăng 1,06% là các blue-chips nối tiếp. Chỉ số VN30-Index chốt phiên sáng tăng 0,51% với 19 mã tăng/9 mã giảm.

Nhóm blue-chips bất ngờ là các mã tích cực nhất sáng nay, trong khi Midcap chỉ tăng 0,39%, Smallcap tăng 0,47%. Đây là điều kiện thuận lợi vì để VN-Index vượt đỉnh thành công, sức mạnh tập trung của các mã lớn quan trọng hơn là số lượng tăng giá của nhiều mã nhỏ.

Thực vậy, độ rộng của VN-Index sáng nay khá tốt với 226 mã tăng/164 mã giảm, nhưng 10 cổ phiếu kéo điểm hàng đầu đều thuộc rổ VN30, đem lại khoảng 6,2 điểm tăng trong tổng số 7,65 điểm. Thậm chí rổ này còn có tới 13 cổ phiếu đang tăng hơn 1% trong tổng số 76 mã trên cả sàn HoSE. Nếu nhóm blue-chips đồng thuận hơn nữa ở các mã lớn nhất, ví dụ CTG chỉ tăng nhẹ 0,31% hay VNM tăng 0,15%, VPB giảm 0,55%, MSN giảm 0,13% thì sức mạnh của VN-Index còn đáng kể hơn nữa.

Chốt phiên sáng chỉ số này đứng mức 1.287,65 điểm, không chênh lệch bao nhiêu so với mức đóng cửa cao nhất hồi tháng 3 vừa qua (1.290,18 điểm). Thậm chí so với đỉnh cao nhất (trong phiên ngày 28/3 ở 1.293,9 điểm), khoảng cách cũng rất hẹp và hoàn toàn có thể được san bằng nếu các trụ nói trên có cải thiện giá.

Điều khá bất ngờ là trong bối cảnh các blue-chips nỗ lực tạo đột phá, giao dịch ở các cổ phiếu còn lại khá chậm. Hôm qua đà tăng ở nhóm vốn hóa vừa và nhỏ rất mạnh, giao dịch sôi động với gần 160 mã tăng vượt 1%, 15 mã kịch trần thì sáng nay VN-Index chỉ có 76 mã tăng hơn 1%, trong đó 4 mã kịch trần. Không chỉ vậy thanh khoản khớp lệnh sàn HoSE cũng giảm gần 9% so với sáng hôm qua, đạt khoảng 10.728 tỷ đồng. Giao dịch của rổ VN30 giảm 10% đạt 4.139 tỷ đồng.

Thanh khoản giảm một phần do dòng tiền vào nhóm cổ phiếu ngân hàng hạ nhiệt. Tổng giao dịch của các mã ngân hàng trên HoSE sáng nay chỉ bằng 58,4% mức giao dịch sáng hôm qua. Các ngân hàng trong rổ VN30 giảm giao dịch tới 42%. Trong tổng số 27 mã ngân hàng, chỉ có 13 mã đang tăng và blue-chips thì chỉ STB, BID, TCB là tăng hơn 1%. Thiếu đi sức mạnh của nhóm ngân hàng vẫn là một bất lợi khá lớn, dù các trụ như VIC, VHM đang phục hồi.

Sau phiên tăng bùng nổ chiều qua, các cổ phiếu vừa và nhỏ đã chững lại. Độ rộng thể hiện bên tăng giá vẫn đang áp đảo nhưng biên độ tăng đã hạn chế nhiều. Thêm nữa thanh khoản của các cổ phiếu tăng mạnh thường khá nhỏ. Các cổ phiếu kịch trần như BMC, CKG, TMT, ITD chỉ giao dịch vài tỷ đồng. Trong 71 mã đang tăng hơn 1% thì một nửa khớp lệnh dưới ngưỡng 10 tỷ đồng.

Dù vậy vẫn có các cổ phiếu nổi bật nhờ có sự tập trung của dòng tiền: CMG tăng 5,68% thanh khoản 130,1 tỷ đồng; HSG tăng 4,03% giao dịch 582,3 tỷ; NKG tăng 3,62% với 311,4 tỷ; VTP tăng 3,39% với 111,3 tỷ… Nhóm KSB, PET, PVP, PTB, DPR cũng tăng trên 2% với thanh khoản vài chục tỷ đồng.

Phía giảm giá sáng nay không có gì đặc biệt, đại đa số các mã giảm quá 1% đều có thanh khoản lẻ tẻ, trừ HAG khớp khoảng 131 tỷ đồng với mức giảm giá 2%. Toàn sàn HoSE chỉ có 30 mã giảm quá 1% và thanh khoản chưa tới 2% sàn. Trong 164 cổ phiếu đang đỏ, phần lớn điều chỉnh biên độ hẹp chỉ mang tính dao động thông thường.

Nhà đầu tư nước ngoài sáng nay bán ròng mạnh lên, rút khoảng 205 tỷ đồng trên HoSE. Mức này cũng khá cao nếu so với con số bán ròng 62,8 tỷ đồng sáng hôm qua. Dù vậy trung bình các phiên sáng của tuần trước, khối ngoại rút ròng tới 544 tỷ đồng/phiên. Các cổ phiếu bị bán ròng nổi trội là MWG -76,2 tỷ, VND -29,2 tỷ, VHM -27,1 tỷ, KDH -26,2 tỷ, DGC -26,1 tỷ, PVD -20,9 tỷ. Hai chứng chỉ quỹ cũng đáng chú ý: FUESVFL -32,7 tỷ và FUEVFVND -24,2 tỷ. Bên mua có HPG +54,1 tỷ, HSG +497 tỷ, NKG +42,5 tỷ, FPT +35,4 tỷ, PNJ +22,7 tỷ, MBB +21 tỷ.

Kim Phong-Link gốc