• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
22 Tháng Mười Một 2024 8:39:40 SA - Mở cửa
Cổ đông ngân hàng “rủng rỉnh” tiền mặt từ nhận cổ tức
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 12/07/2024 8:35:55 SA

Nhiều ngân hàng vừa chi hàng nghìn tỷ đồng bằng tiền mặt để trả cổ tức cho cổ đông. Có thể thấy, việc chia cổ tức bằng tiền mặt là niềm vui cho các cổ đông khi được nhận "tiền tươi thóc thật" từ lợi nhuận mà ngân hàng đạt được.

Khác với các năm trước, danh sách ngân hàng chia cổ tức bằng tiền mặt năm nay đã tăng đáng kể. Theo thông báo của ngân hàng, từ nay tới cuối năm, cổ đông sẽ được nhận hàng nghìn tỷ đồng cổ tức tiền mặt.

Cổ đông “ấm túi”

Trong 2 quý đầu năm nay, các nhà băng lớn như MB, Techcombank, ACB, VIB hay VPBank đều đã tiến hành chia cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông. Theo đó, tổng số tiền các nhà băng này thông báo chi trả cho cổ đông vào cuối tháng 5 và tháng 6 vừa qua lên tới hơn 20.000 tỷ đồng.

Điển hình, trong tháng 6, cổ đông ACB đã được trả cổ tức bằng tiền theo tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Với gần 3,9 tỷ cổ phiếu lưu hành, ước tính ACB phải chi ra 3.884 tỷ đồng để trả cổ tức.

Bên cạnh đó, lãnh đạo ACB cho biết tỷ lệ chi trả cổ tức này dự kiến tiếp tục áp dụng cho năm 2024 với mức tương ứng hơn 11.000 tỷ đồng.

Trong tháng 6 vừa qua, cổ đông ACB đã được trả cổ tức bằng tiền theo tỷ lệ 10%. Với gần 3,9 tỷ cổ phiếu lưu hành, ước tính ACB phải chi ra 3.884 tỷ đồng.

Cũng trong tháng 6, MB đã hoàn tất việc chi trả cổ tức tiền mặt theo tỷ lệ 5% cho cổ đông (1 cổ phiếu nhận 500 đồng), tương ứng hơn 2.653 tỷ đồng. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp, MB trả cổ tức bằng tiền mặt. Tháng 7/2023, nhà băng này đã chi ra gần 2.300 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông.

VPBank của "đại gia" Ngô Chí Dũng thời gian qua cũng đã hoàn tất việc chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu nhận được 1.000 đồng). Số tiền mà ngân hàng sử dụng để chia cổ tức trong đợt này là gần 8.000 tỷ đồng.

Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp, VPBank thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt. Trước đó, vào cuối năm 2023, nhà băng này đã chi gần 8.000 tỷ để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông cũng với tỷ lệ 10%. Đồng thời, Chủ tịch HĐQT Ngô Chí Dũng cho biết ngân hàng dự kiến duy trì hoạt động chia cổ tức này trong ít nhất 4 năm tới.

Techcombank cũng đã dành hơn 5.000 tỷ đồng chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% cho cổ đông. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên, Techcombank chia cổ tức tiền mặt sau hơn 10 năm.

Tại phiên họp cổ đông thường niên 2024, Tổng giám đốc Techcombank Jens Lottner cho biết, việc thay đổi chính sách chi trả cổ tức dựa trên đánh giá về tiềm năng lợi nhuận, tình hình vốn và những dự báo về thay đổi chính sách.

Theo Tổng giám đốc Techcombank, điều này sẽ đảm bảo dòng tiền thường xuyên cho cổ đông, khi vừa có thu nhập trực tiếp đến từ kết quả kinh doanh hàng năm, trong khi vẫn tối ưu hóa lợi ích từ tiềm năng tăng giá.

Giữa tháng 5 vừa qua, VIB cũng đã hoàn tất việc trả cổ tức tiền mặt còn lại năm 2023 với tỷ lệ 6,5%, tương ứng 1 cổ phiếu được nhận 650 đồng. Với hơn 2,5 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, VIB đã chi gần 1.650 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông.

Trước thời gian dịch Covid-19 xảy ra, nhiều ngân hàng thường lên kế hoạch chia cổ tức 2 phần tiền mặt và cổ phiếu. Nhưng năm 2020-2022, theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng phải dành nguồn lực giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp giai đoạn 3 năm Covid-19 (từ 2019 - 2021), các ngân hàng không chia cổ tức tiền mặt.

Đến đầu năm 2023, khi ban hành Chỉ thị số 01 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước không còn yêu cầu các ngân hàng thương mại không chia cổ tức bằng tiền mặt.

Như vậy, nếu không có sự hạn chế từ cơ quan có thẩm quyền, nhiều ngân hàng đã lên kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông.

Vẫn có nhà băng "nói không" 

Về phía cổ đông, cổ tức bằng tiền mặt hay bằng cổ phiếu đều được coi là thu nhập của nhà đầu tư. Theo quy định hiện hành, cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu đều phải nộp 5% thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời, giá cổ phiếu trên thị trường cũng sẽ bị điều chỉnh tương ứng với số cổ tức mà ngân hàng chi trả trên mỗi cổ phiếu.

Trên thực tế, hầu hết các nhà đầu tư đều thích được nhận cổ tức bằng tiền mặt hơn vì “tiền tươi thóc thật” bao giờ cũng tốt hơn. Tuy nhiên, phương án nào cũng có 2 mặt.

Chị Hồng Hương (Hà Nội) chia sẻ: “Trả cổ tức bằng tiền mang lại cảm giác chắc chắn cho cổ đông khi tìm kiếm lợi nhuận trong đầu tư cổ phiếu. Đối với những nhà đầu tư phòng thủ thì việc nhận tiền mặt từ doanh nghiệp đảm bảo hơn nhiều so với việc công ty giữ lại tiền và chạy theo những cơ hội “hào nhoáng” nhưng không chắc chắn. Bên cạnh đó, việc nhà băng trả cổ tức bằng tiền cũng cho thấy họ có dòng tiền vững mạnh, là lựa chọn an toàn khi đầu tư”.

Một chuyên gia kinh tế nhận xét, "trong nền kinh tế, về cơ bản có sẵn tiền mặt vẫn là vua”.

Thực tế, vấn đề cổ tức chưa khi nào hết nóng và được cổ đông quan tâm nhiều nhất tại đại hội đồng cổ đông ngân hàng. Bên cạnh những ngân hàng chia cổ tức cao thì không ít nhà băng vẫn nói “không” với cổ tức, đặc biệt là ngân hàng đang trong quá trình đẩy mạnh tái cơ cấu, xử lý nợ xấu và phải tập trung nguồn lực để trích lập dự phòng.

Ông Nguyễn Trọng Bình, nhà đầu tư lâu năm của Sacombank chia sẻ, nhìn các ngân hàng khác chia cổ tức ở mức 10 - 20% đã chạnh lòng, huống hồ có những nhà băng chia 25 - 30% bằng cả cổ phiếu và tiền mặt. Trong khi Sacombank đã 9 năm nay không chia cổ tức.

Tại Đại hội đồng cổ đông của Sacombank vừa qua, theo tờ trình về phương án phân phối lợi nhuận năm tài chính 2023 của ngân hàng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất sau khi trích lập các quỹ còn 5.716 tỷ đồng. Lợi nhuận hợp nhất giữ lại các năm trước là 12.670 tỷ đồng. Như vậy, lũy kế lợi nhuận hợp nhất giữ lại của Sacombank lên tới 18.387 đồng.

Dù vậy, như rất nhiều năm trước, Sacombank chưa đề cập đến kế hoạch chia cổ tức. Trong kế hoạch phân phối lợi nhuận năm tài chính 2024, ngân hàng này chỉ đưa ra kế hoạch trích quỹ khen thưởng và phúc lợi.

Ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank từng cho biết, ngân hàng đang trong diện tái cơ cấu, cơ bản xử lý xong nợ xấu, còn điều kiện duy nhất là đấu giá cổ phần của ông Trầm Bê và bên liên quan. Khi hoàn thành tái cơ cấu, Sacombank sẽ dùng 100% lợi nhuận giữ lại để chia cổ tức... 

Trong năm 2023, Sacombank tích cực xử lý nợ xấu. Theo ước tính của ngân hàng, gần 7.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng đã được xử lý, nâng tổng mức thu hồi lũy kế lên gần 95.000 tỷ đồng.

Huyền Anh-Link gốc

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức