• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.254,09 +11,56/+0,93%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 11:05:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.254,09   +11,56/+0,93%  |   HNX-INDEX   221,51   +0,84/+0,38%  |   UPCOM-INDEX   93,45   +0,37/+0,40%  |   VN30   1.326,45   +16,73/+1,28%  |   HNX30   460,59   +1,58/+0,35%
23 Tháng Giêng 2025 11:09:18 SA - Mở cửa
IEA: Nhu cầu dầu mỏ có mức tăng chậm nhất hơn một năm qua
Nguồn tin: vietnamplus | 12/07/2024 9:38:38 SA
Trong báo cáo hằng tháng về thị trường dầu mỏ, IEA, tổ chức có trụ sở tại Paris, cho biết nhu cầu dầu mỏ chỉ tăng 710.000 thùng/ngày trong quý 2, mức tăng chậm nhất trong hơn một năm qua.
 
 
Giàn khoan dầu tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)
 
Ngày 11/7, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ của năm 2024 và 2025, trong bối cảnh nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đang chững lại, với Trung Quốc - động lực chính cho tăng trưởng trong nhiều năm qua, cũng ghi nhận sự sụt giảm.
 
Trong báo cáo hằng tháng về thị trường dầu mỏ, IEA, tổ chức có trụ sở tại Paris, cho biết nhu cầu dầu mỏ chỉ tăng 710.000 thùng/ngày trong quý 2, mức tăng chậm nhất trong hơn một năm qua.
 
IEA lưu ý tiêu thụ dầu mỏ tại Trung Quốc, vốn là động lực chính cho tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu, đã giảm cả trong tháng 4 và tháng 5.
 
Nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc trong quý 2 cũng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. IEA cho biết sự sụt giảm gần đây cho thấy sự suy yếu nội tại và một xu hướng chững lại rõ rệt trong ngành sản xuất.
 
IEA đã hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc trong năm nay, theo đó giảm 0,2 triệu thùng/ngày xuống còn 17 triệu thùng/ngày. Mặc dù con số này sẽ tăng 0,5 triệu thùng/ngày so với năm 2023, nhưng vẫn kém xa mức tăng 1,5 triệu thùng/ngày của năm ngoái.
 
Cũng theo IEA, việc trở lại trạng thái bình thường như thời trước đại dịch COVID-19 và tăng trưởng yếu cũng sẽ khiến tỷ trọng của Trung Quốc trong tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu giảm, từ khoảng 70% năm 2023 xuống còn 40% trong năm nay và năm 2025.
 
Các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ và Brazil sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu, trong khi mức tiêu thụ của các nền kinh tế phát triển trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) sẽ giảm.
 
IEA dự đoán lượng tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới sẽ tăng trung bình chưa đến 1 triệu thùng/ngày trong năm 2024 và 2025, do tăng trưởng kinh tế trì trệ, hiệu quả sử dụng năng lượng cao hơn và xu hướng điện khí hóa các phương tiện giao thông sẽ kìm hãm nhu cầu.
 
Cơ quan này đã hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2024 và năm 2025 lần lượt xuống còn 103,1 triệu thùng/ngày và 104 triệu thùng/ngày./.