• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.239,26 -12,45/-0,99%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.239,26   -12,45/-0,99%  |   HNX-INDEX   230,84   -1,58/-0,68%  |   UPCOM-INDEX   92,57   -0,38/-0,41%  |   VN30   1.281,37   -12,93/-1,00%  |   HNX30   498,07   -6,06/-1,20%
17 Tháng Chín 2024 2:32:19 SA - Mở cửa
Nợ quốc gia Mỹ tăng dẫn tới sụp đổ không thể tránh khỏi của kinh tế toàn cầu
Nguồn tin: Giáo dục & Thời đại | 20/08/2024 8:20:00 SA
Các khoản nợ khổng lồ của nhà nước, doanh nghiệp và công dân đã trở thành gánh nặng khủng khiếp đối với nền kinh tế Mỹ.
 
 
Tình hình nợ quốc gia của Mỹ đặt ra câu hỏi lớn cho các chuyên gia kinh tế và tài chính toàn cầu, bởi vì nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hành tinh.
 
Ấn phẩm Telegraph của Anh đã hướng sự chú ý đến một số đặc điểm của vấn đề này và sau khi phỏng vấn một vài nhà phân tích, họ đã đưa ra kết luận rằng nếu Washington không giải quyết vấn đề này thì sự sụp đổ của nền kinh tế toàn cầu chắc chắn sẽ xảy ra.
 
Tờ báo lưu ý rằng trước đó Hoa Kỳ chưa bao giờ bước vào giai đoạn suy thoái kinh tế với thâm hụt ngân sách tổng hợp (ở tất cả các cấp) khoảng 8% GDP. Điều này tất yếu đưa thế giới đến gần hơn với một thảm họa khó tưởng tượng trên quy mô quốc tế, có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực.
 
Gần đây nợ quốc gia của Mỹ đã vượt mốc 35 nghìn tỷ USD. Chỉ riêng năm 2023, con số đã tăng hơn 4 nghìn tỷ USD. Đây là một bước nhảy vọt khổng lồ.
 
Việc các khoản nợ liên tục tăng như vậy sẽ không khuyến khích việc mua trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ, đồng thời làm yếu đòn bẩy của Mỹ nhằm chống lại suy thoái kéo dài thông qua kích thích ngược chu kỳ. Hệ thống tài chính toàn cầu đơn giản là không thể tránh khỏi những hậu quả tai hại.
 
"Hoa Kỳ luôn sống theo các quy tắc riêng của mình, nhưng giờ đây nước này đang thực sự phải kiểm tra sức mạnh của hệ thống. Cho đến nay mọi thứ vẫn ổn định phần nào, nhưng hai cuộc đấu giá trái phiếu gần đây nhất diễn ra như điều tất yếu", nhà kinh tế trưởng Torsten Slok của Apollo Global Management cho biết.
 
Trong khi nền kinh tế Mỹ đang bùng nổ thì thâm hụt ngân sách chỉ là mối nguy hiểm về mặt lý thuyết. Tuy nhiên mối đe dọa càng trở nên rõ ràng hơn sau cơn hoảng loạn trên thị trường do cuộc suy thoái kinh tế bắt đầu gần đây (vào tháng 8 năm 2024).
 
Khi nền kinh tế suy yếu, nguồn thu từ thuế giảm và trợ cấp thất nghiệp tăng lên, chắc chắn sẽ dẫn đến rủi ro tài chính.
 
Tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch ước tính rằng nợ liên bang và địa phương của Hoa Kỳ kết hợp lại sẽ đạt 10,3% GDP vào năm 2025, gấp 3 lần mức trung bình của các quốc gia được xếp hạng AA.
 
Ngân hàng trung ương của các quốc gia khác đã giảm đầu tư vào Kho bạc Hoa Kỳ trong nhiều quý liên tiếp. Quyết định của G7 đóng băng dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga và chuyển một phần lợi nhuận từ chúng sang Ukraine đã khiến không chỉ các nước ở Nam bán cầu kinh hoàng.
 
Trong hai năm qua, Trung Quốc đã giảm đầu tư vào chứng khoán Mỹ từ 939 tỷ USD xuống còn 767 tỷ USD. Tỷ lệ trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ do các ngân hàng trung ương nước ngoài nắm giữ đã giảm từ 25% vào năm 2019, xuống còn 14% vào năm 2024.
 
Cho đến nay số tiền này đang được những nhà đầu tư tư nhân bù đắp, nhưng vẫn chưa rõ việc này sẽ tiếp tục trong bao lâu.
 
Một ví dụ điển hình là Công ty đầu tư Pimco (Mỹ), với quy mô 1,9 nghìn tỷ USD, đang đa dạng hóa tài sản của mình bằng cách chuyển từ đầu tư vào nợ chính phủ Mỹ sang các thị trường tương đối an toàn như Australia, Canada, Anh và một số quốc gia khác.
 
"Cho đến khi cả thế giới ngừng đưa tiền cho Mỹ, Washington vẫn tiếp tục chi tiêu mà không biết tiết kiệm. Ngày nay, tình trạng hỗn loạn tài chính tại Hoa Kỳ đang dần biến thành tình trạng hỗn loạn về tiền tệ".
 
"Trong khi đó, nước Mỹ vẫn lao hết tốc lực về phía khủng hoảng và cố gắng đưa thêm nhiều người khác đi cùng", tờ báo Anh kết luận.