• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
21 Tháng Mười Một 2024 10:02:35 CH - Mở cửa
Lãi suất huy động không ngừng tăng nhưng vẫn ở mức thấp
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 26/08/2024 8:55:42 SA

Các ngân hàng thương mại đã có nhiều đợt tăng lãi suất huy động trong suốt vài tháng qua, nhưng trên thực tế, theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất chỉ nhích nhẹ ở kỳ hạn ngắn, trong khi các kỳ hạn trung và dài vẫn ở mức thấp kỷ lục.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố thông tin về diễn biến lãi suất của tổ chức tín dụng đối với khách hàng trong tháng 7/2024. Theo đó, lãi suất không biến động nhiều so với tháng trước nhưng giảm đáng kể, cả ở chiều huy động lẫn cho vay so với đầu năm.

Lãi suất huy động trung và dài hạn vẫn ở mức thấp kỷ lục

Cụ thể, đối với lãi suất tiền gửi, dữ liệu của NHNN cho thấy lãi suất tiền gửi bằng VND bình quân của ngân hàng thương mại trong nước ở mức 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng. Mức lãi suất này không thay đổi so với tháng trước cũng như so với đầu năm.

Lãi suất biến động mạnh nhất so với tháng trước là tại kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng, các ngân hàng huy động với lãi suất 2,4-3,4%/năm, tăng khá đáng kể so với tháng 6 (2,2-3,2%/năm). Tuy nhiên, so với tháng 1/2024 (lãi suất dao động từ 2,5 – 3,4%/năm), lãi suất tiền gửi kỳ hạn này không có nhiều biến động.

Lãi suất huy động kỳ hạn 24 tháng ở mức 6,9-7,4%/năm. 

Đối với các khoản tiền gửi trung hạn, trong tháng 7, mức lãi suất được các ngân hàng áp dụng cho kỳ hạn 6 - 12 tháng là 4,4 - 4,8%/năm, không thay đổi đáng kể so với mức 4,5 – 4,8%/năm trong tháng 6. Tuy nhiên, so với tháng 1/2024 thì lãi suất kỳ hạn này lại giảm nhiều nhất, với mức giảm lên tới khoảng 1,3%/năm (hồi đầu năm, lãi suất huy động 6 - 12 tháng dao động trong khoảng 5,7 – 6,1%/năm).

Tại kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng, mức lãi suất huy động đang là 5,5 - 6,2%/năm, giảm 0,2%/năm so với tháng 6 (5,7 - 6,4%/năm) và giảm mạnh tới 1,3 - 1,6%/năm so với tháng 1 (6,8 - 7,8%/năm).

Với kỳ hạn dài trên 24 tháng, lãi suất huy động cũng duy trì trong khoảng rất thấp, chỉ 6,9-7,4%/năm, tương đương với tháng trước và cũng gần tương đương so với đầu năm.

Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại giúp lượng tiền gửi vào các ngân hàng tiếp tục ở mức cao. NHNN cho biết, tiền gửi trong ngân hàng hiện đạt khoảng trên 15 triệu tỷ đồng. Trước đó, theo số liệu được NHNN công bố, hồi tháng 1, tiền gửi dân cư vào hệ thống ngân hàng tăng trưởng âm, song tình trạng này dần được cải thiện theo tốc độ tăng của lãi suất huy động.

Báo cáo tài chính quý II và lũy kế 6 tháng đầu năm nay của các ngân hàng cũng cho thấy, tiền gửi từ người dân vẫn tiếp tục gia tăng. Xét về giá trị tuyệt đối, 4 ngân hàng quốc doanh vẫn dẫn đầu trong thu hút tiền gửi tiết kiệm.

Chỉ tính riêng Agribank, đến cuối tháng 6 đang có hơn 1,83 triệu tỷ đồng tiền gửi của khách hàng, tăng thêm khoảng 17.000 tỷ đồng, tương ứng tăng 0,9% so với cuối năm 2023. Đầu tháng 8, Agribank đã nâng lãi suất ở nhiều kỳ hạn.

Một số ngân hàng cho biết, điều chỉnh lãi suất huy động nhích lên nhằm chuẩn bị nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng thường tăng cao vào dịp cuối năm. Một trong những yếu tố thúc đẩy lãi suất gửi tiết kiệm đi lên là do tín dụng đang tăng nhanh gấp 3 lần so với tốc độ huy động vốn.

Nhiều người vẫn chọn kênh đầu tư sinh lời khác thay vì gửi tiết kiệm

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính cũng cho rằng, tín dụng gần đây khởi sắc trở lại nên ngân hàng cần nguồn tiền. Thêm vào đó, trong thời gian qua, mặt bằng lãi suất thấp, các kênh đầu tư như chứng khoán, vàng đã hút một lượng lớn tiền nhàn rỗi trên thị trường, ngân hàng buộc phải tăng lãi suất để giữ chân khách hàng gửi tiết kiệm. Một lý do khác là nền kinh tế hiện khởi sắc nên các ngân hàng cũng cần chuẩn bị nguồn vốn để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng vào thời điểm cuối năm.

Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa, nếu nhìn vào thực tế thì mức tăng lãi suất huy động trong thời gian gần đây chỉ ở mức độ vừa phải, tạo cảm giác cho người gửi tiết kiệm đỡ thiệt thòi, không hàm ý đảo chiều chính sách tiền tệ. Bởi việc giữ mặt bằng lãi suất ổn định ở mức thấp để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế ở thời điểm hiện tại rất quan trọng. Vì thế, lãi suất cho vay được nhận định sẽ tiếp tục ở mức thấp, kể cả trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm sẽ điều chỉnh tăng nhẹ trong thời gian tới.

Đối với người dân, việc các ngân hàng liên tục tăng lãi suất huy động sẽ giúp dòng tiền mà họ đầu tư gửi tiết kiệm sẽ an toàn và sinh lời hơn. Song trên thực tế, đến thời điểm hiện nay, việc tăng lãi suất của các ngân hàng chưa tác động nhiều đến những người có nhu cầu tìm kiếm kênh sinh lời khác.

Chị Đào Thu Anh (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: "Tôi có một khoản tiền tiết kiệm cá nhân, cũng quan tâm đến việc sinh lời để phục vụ các nhu cầu sau này. Qua theo dõi kênh gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, tôi thấy lãi suất tuy có tăng nhưng không đáng kể nên chưa hấp dẫn, do đó tôi vẫn chọn kênh đầu tư khác".

Cùng quan điểm, Nguyễn Thị Hoà (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho rằng, tuy lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng đã thoát đáy, song vẫn ở mức thấp. Chị đang nghiên cứu kỹ các phương án đầu tư và nhiều khả năng sẽ đầu tư vào bất động sản, bởi thị trường này hiện đã có tín hiệu hồi phục.

Lãnh đạo một ngân hàng chia sẻ, bối cảnh tăng lãi suất giai đoạn hiện nay khác nhiều so với thời kỳ cuối năm 2022 - giai đoạn diễn ra cuộc đua tăng lãi suất, với lãi suất huy động của nhiều ngân hàng chạm ngưỡng 11,5%/năm, chưa kể nhiều ngân hàng còn đưa ra các hình thức khuyến mại, tặng quà để tăng sức hút đối với người gửi tiền.

Còn trong hơn 4 tháng qua, các ngân mặc dù đã nhiều lần điều chỉnh tăng lãi suất nhưng mức tăng mỗi lần rất nhẹ, biên độ dao động từ 0,2-0,8%...

Về lãi suất cho vay, NHNN cho biết, lãi suất cho vay bình quân trong tháng 7 của ngân hàng thương mại trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 6,9-9,3%/năm, tương đương tháng trước nhưng giảm mạnh so với đầu năm (7,8-10,1%/năm). Lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với lĩnh vực ưu tiên khoảng 3,6%/năm, tương đương với tháng trước và giảm nhẹ so với tháng 1 (3,7%/năm). Các mức lãi suất này đều thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của NHNN (4%/năm).

Thanh Hoa-Link gốc