• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.267,30 -2,50/-0,20%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:10:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.267,30   -2,50/-0,20%  |   HNX-INDEX   214,13   -1,08/-0,50%  |   UPCOM-INDEX   93,40   +0,42/+0,45%  |   VN30   1.352,25   +1,15/+0,09%  |   HNX30   422,57   -3,15/-0,74%
10 Tháng Năm 2025 8:02:26 CH - Mở cửa
Cổ phiếu Việt sẽ vào danh mục ETF từ tháng 3/2026
Nguồn tin: VietNam Finance | 26/02/2025 11:52:57 SA

 Dòng tiền toàn cầu được dự báo tiếp tục dịch chuyển mạnh mẽ khi bối cảnh vĩ mô thế giới năm 2025 đối diện nhiều bất định. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam tiến gần hơn tới cột mốc nâng hạng, mở ra cơ hội mới cho nhà đầu tư.

Vĩ mô thế giới biến động, dòng tiền tiếp tục chảy về Mỹ

Theo đánh giá của ông Nguyễn Đức Hoàn, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS), bối cảnh vĩ mô thế giới năm 2025 có nhiều biến động hơn so với năm 2024, bao gồm căng thẳng thương mại, nguy cơ lạm phát quay trở lại và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chậm hạ lãi suất. Những yếu tố này được dự báo sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.

Mức độ tác động sẽ phụ thuộc vào vị thế của Việt Nam trong căng thẳng thương mại. Cụ thể, nếu Việt Nam bị xếp vào nhóm quốc gia bị Mỹ áp thuế cao hơn do thặng dư thương mại lớn (tương tự Canada, Mexico, Trung Quốc...), hàng hóa Việt Nam sẽ gặp bất lợi khi xuất khẩu sang Mỹ. Với cơ cấu xuất nhập khẩu chiếm 30% GDP, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng.


Ông Nguyễn Đức Hoàn tại Talkshow Phố Tài chính

Trong trường hợp Việt Nam không thuộc nhóm trên, hàng hóa trong nước sẽ chỉ chịu mức thuế suất tương đương các quốc gia khác, giảm thiểu rủi ro về giá cả. Việt Nam thậm chí có thể hưởng lợi khi cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc.

“Dù vậy, căng thẳng thương mại mở rộng sẽ kéo theo rủi ro chuỗi cung ứng và gia tăng chi phí cho doanh nghiệp, người dân, từ đó đẩy lạm phát tại Mỹ và toàn cầu tăng trở lại. Điều này có thể khiến tiến độ hạ lãi suất của FED bị chậm hoặc dừng lại, tạo áp lực lên tỷ giá USD/VND và khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục rút khỏi các thị trường ngoài Mỹ”, ông Nguyễn Đức Hoàn nhận định.

Theo ACBS, kịch bản nhiều khả năng xảy ra là Việt Nam không bị áp thuế cao như Canada, Mexico và Trung Quốc. Nếu Việt Nam cân bằng thặng dư thương mại với Mỹ thông qua nhập khẩu khí LNG, máy bay, chip... những lĩnh vực cần phát triển trong nước, nền kinh tế vẫn có thể hưởng lợi trong bối cảnh thương chiến.

Các ngành được hưởng lợi sẽ bao gồm bất động sản khu công nghiệp, hạ tầng cảng, vận tải và xây dựng hạ tầng. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, cá tra và đồ gỗ sang Mỹ có thể giành thị phần từ Trung Quốc, dù đây không phải là các ngành Mỹ cần tái nội địa hóa sản xuất.

Triển vọng nâng hạng thị trường chứng khoán

Trước những biến động vĩ mô toàn cầu, tại thị trường chứng khoán trong nước, đã 7 năm kể từ khi Việt Nam vào danh sách “watch list” của FTSE về nâng hạng lên thị trường mới nổi. Tuy nhiên, đến cuối năm 2024, khi Bộ Tài chính hoàn tất Thông tư 68, tháo gỡ rào cản Non-prefunding cho nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, các điều kiện để nâng hạng mới thực sự hoàn thiện. Bước cuối cùng là ghi nhận ý kiến nhà đầu tư sau khi cơ chế Non-prefunding chính thức có hiệu lực từ ngày 2/11/2024.

Theo ông Nguyễn Đức Hoàn, việc nâng hạng thị trường chứng khoán gần như chắc chắn xảy ra trong năm 2025, với xác suất lên tới 99,99%. Vấn đề còn lại chỉ là thời điểm. FTSE có hai kỳ đánh giá chính vào tháng 3 và tháng 9/2025. Nhiều khả năng quyết định nâng hạng sẽ được đưa ra vào tháng 9/2025, bởi kỳ đánh giá tháng 3 thường chỉ mang tính rà soát tiến độ, thay vì đưa ra quyết định chính thức. Như vậy, cổ phiếu Việt Nam có thể chính thức được đưa vào danh mục ETF vào tháng 3/2026.

“Chúng tôi nhận thấy, hầu hết các thị trường khu vực đều ghi nhận đà tăng mạnh từ 6 tháng đến 1 năm trước khi chính thức được nâng hạng. Vì vậy, năm 2025 vẫn là thời điểm phù hợp để nhà đầu tư tích lũy cổ phiếu hưởng lợi từ quá trình nâng hạng, chủ yếu là cổ phiếu vốn hóa lớn”, ông Nguyễn Đức Hoàn chia sẻ.

Trong năm 2025, ACBS kỳ vọng tổng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp niêm yết sẽ đạt 15-16%. Ngành ngân hàng được dự báo tăng trưởng 14,9%, dù biên lãi ròng (NIM) có thể thu hẹp để duy trì đà tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, ACBS kỳ vọng nhóm cổ phiếu xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng, cảng biển và bất động sản dân dụng sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng hơn.

Hải Đường-Link gốc