• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.264,68 +11,65/+0,93%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.264,68   +11,65/+0,93%  |   HNX-INDEX   226,61   +3,12/+1,40%  |   UPCOM-INDEX   95,31   +0,80/+0,84%  |   VN30   1.327,21   +11,75/+0,89%  |   HNX30   473,48   +9,38/+2,02%
04 Tháng Hai 2025 6:40:03 CH - Mở cửa
CII: Chuyện nhà CII - Doanh thu đi lùi, nợ vay lên dốc
Nguồn tin: VietNam Finance | 04/02/2025 4:22:30 CH

 2024 đánh dấu năm thứ hai liên tiếp Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (HoSE: CII) đi lùi về doanh thu thuần. Ngược lại với đó, nợ vay của công ty vẫn tiếp tục “bốc đầu” lên gần 1 tỷ USD.

​​​​​​​

Mảng bất động sản suy thoái

Kể từ sau cú “lên đỉnh” vào năm 2022, doanh thu thuần của CII cứ liên tục đi xuống. Nguyên nhân chủ yếu là mảng bất động sản – một trong hai mảng chủ lực của công ty, không ngừng suy thoái.

Cho tới năm 2024, doanh thu bất động sản chỉ còn 322 tỷ đồng, giảm tới 72% so với năm trước. Điều này khiến doanh thu thuần cả năm 2024 chỉ đạt 3.040 tỷ đồng, giảm 1,6%, bất chấp mảng thu phí giao thông tăng trưởng 51%.

Cũng khó trách CII về điều này, bởi trên thực tế, những gì có thể bàn giao đã được công ty bàn giao gần hết, trong khi quá trình hoàn thiện pháp lý cho các dự án dở dang vẫn tựa như một cuộc “vạn lý trường chinh”. Ghi nhận cho thấy CII vẫn đang theo đuổi các dự án như: Delagi, khu dân cư Sơn Tịnh – Quảng Ngãi, NBB II, NBB Garden II…

Điều an ủi cho CII là mảng thu phí giao thông có giá vốn rất thấp, nên dù doanh thu suy giảm, lãi gộp năm 2024 vẫn tăng 45%, đạt 1.682 tỷ đồng, tương đương biên lãi gộp 55,3%, tăng mạnh so với mức 37,3% của năm trước.

Trong năm, CII cũng có thêm 1.136 tỷ đồng từ hoạt động tài chính. Dù suy giảm 25% so với năm trước do suy giảm lãi các khoản hợp tác đầu tư, hỗ trợ vốn, tiền gửi và trái phiếu, nhưng đây vẫn là yếu tố quan trọng giúp CII kết năm 2024 với khoản lãi sau thuế 639 tỷ đồng, tăng 73% so với năm trước. Đây là mức lãi sau thuế cao thứ 5 trong lịch sử doanh nghiệp (sau các năm 2017, 2016, 2022 và 2015).

Tuy nhiên, nếu so với kế hoạch năm khá tham vọng: doanh thu thuần 4.194 tỷ đồng, lãi sau thuế thuộc về công ty mẹ 430 tỷ đồng, công ty mới chỉ hoàn thành 72% mục tiêu doanh thu và 64% mục tiêu lãi sau thuế thuộc về công ty mẹ.

“Cơn nghiện” vốn vay vẫn dai dẳng

 Việc không hoàn thành kế hoạch năm, với CII, cũng không phải điều gì gây ngạc nhiên. Cũng tương tự như thế, sau một năm 2023 gây “sốc” với nhu cầu vay mượn “khủng khiếp”, giới quan sát đã dần quen với tình trạng “nghiện” vay mượn của công ty này.

Tại ngày kết năm 2024, dư nợ vay của CII đạt mức 20.340 tỷ đồng (chủ yếu là vay dài hạn), tăng 8% so với đầu năm. Nếu cộng thêm 2.826 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, tổng số nợ vay mượn của công ty đã vượt quá 23.000 tỷ đồng, lập kỷ lục mới. Thực tế cho thấy, kể từ năm 2019 tới nay, nợ vay của CII đã tăng gần như liên tục qua các năm, từ 13.851 tỷ đồng lên 23.166 tỷ đồng.

Dòng tiền thu từ đi vay năm 2024, dù giảm tới 42% so với năm trước, nhưng vẫn rất lớn, lên tới gần 10.000 tỷ đồng, phản ánh sự lệ thuộc vốn vay rất nặng của CII.

Hệ quả tất yếu là chi phí tài chính của công ty luôn ở trên mức nghìn tỷ đồng trong cùng giai đoạn: năm 2020 là 1.214 tỷ đồng, năm 2021 là 1.416 tỷ đồng, năm 2022 là 1.359 tỷ đồng, năm 2023 là 1.660 tỷ đồng và năm 2024 là 1.523 tỷ đồng.

Việc gia tăng vay mượn đã góp phần đẩy quy mô tổng nợ phải trả của CII lên mức 27.550 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Con số này cao gấp 3 lần vốn chủ sở hữu, đồng nghĩa với việc 75% tổng tài sản của CII được hình thành từ nợ.

Cấu trúc tài sản của CII cũng cho thấy ít nhiều điểm quan ngại. Chẳng hạn như sau quãng thời gian dốc hơn 1.000 tỷ đồng vào chứng khoán kinh doanh, công ty đã phải thoái lui, để lại “di sản” là khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh 62 tỷ đồng.

Hay như dù giảm được 17% giá trị các khoản phải thu, nhưng dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi lại tăng thêm 68% lên 270 tỷ đồng, trong đó có 43 tỷ đồng là dự phòng cho các khoản cho vay. Cần biết, năm 2024, CII đã cho vay hơn 1.600 tỷ đồng.

Điều đáng quan ngại hơn nữa là số dư người mua trả tiền trước ngắn hạn của công ty ngày càng ít, đến 31/12/2024 chỉ còn 158 tỷ đồng, giảm 55% so với đầu năm. Trong số này, tiền khách mua bất động sản trả trước giảm rất mạnh, cho thấy triển vọng nguồn thu từ bất động sản năm 2025 tương đối mờ mịt.

Tất nhiên, bức tranh tài chính của CII vẫn có những điểm sáng. Đơn cử quỹ tiền của công ty khá lớn, đạt gần 2.200 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với đầu năm. Nhưng với những vấn đề đang hiện diện, CII sẽ phải tính toán nhiều hơn về bài toán nguồn vốn – một việc mà nếu diễn đạt như câu thoại kinh điển trong phim “Vua sư tử”, thì đó là cảnh thật quen thuộc, ta đã từng thấy ở đâu đó rồi…

Ái Châu Tử

Link gốc

Cổ phiếu liên quan