• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.223,35 +12,35/+1,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:10:00 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.223,35   +12,35/+1,02%  |   HNX-INDEX   211,07   -0,38/-0,18%  |   UPCOM-INDEX   91,83   +0,37/+0,40%  |   VN30   1.311,66   +8,62/+0,66%  |   HNX30   414,97   -1,51/-0,36%
25 Tháng Tư 2025 4:59:35 SA - Mở cửa
Cổ phiếu SBS 'ngoi' lên từ đáy sau thông tin Sacombank thâu tóm CTCK
Nguồn tin: VietNam Finance | 24/04/2025 3:12:25 CH

 Phản ứng với thông tin Sacombank dự định chi 1.500 tỷ đồng để thâu tóm 1 công ty chứng khoán, cổ phiếu SBS đã có 2 phiên tăng trần liên tiếp.

Mở cửa phiên giao dịch 24/4, cổ phiếu SBS của Công ty CP Chứng khoán SBS tăng gần 6%, lên mức 5.900 đồng/cp, thắp lên kỳ vọng về phiên tăng trần thứ ba liên tiếp.

Kết thúc phiên sáng, cổ phiếu SBS thu hẹp đà giảm nhưng thanh khoản vẫn khá sôi động

Trong phiên giao dịch trước đó (23/4), mã này đã tăng kịch bên độ ngay từ đầu phiên và duy trì sắc tím đến hết ngày. Thanh khoản đạt hơn 5 triệu đơn vị, tương đương khoảng 28 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch, vẫn còn 1,65 triệu cổ phiếu kê mua tại giá trần, cho thấy lực cầu mạnh mẽ. Đây cũng là phiên thứ hai liên tiếp mã này tăng trần.

Với chuỗi giao dịch bùng nổ này, cổ phiếu SBS đã tăng gần 35%. So với vùng đáy 3.330 đồng/cp, thị giá cổ phiếu SBS hiện cao hơn khoảng 78%, bất chấp hoạt động kinh doanh kém sắc.

Động lực chính sau đà phi mã của cổ phiếu SBS được cho là bắt nguồn từ kỳ vọng xoay quanh thông tin Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB) sẽ chi 1.500 tỷ đồng để nắm quyền chi phối một công ty chứng khoán. Mặc dù tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Sacombank không nêu cụ thể tên công ty, nhưng giới đầu tư đã nhanh chóng hướng ánh mắt về phía SBS – “người cũ” của nhà băng này.

SBS được thành lập năm 2006, với tên gọi ban đầu là Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, do Sacombank sở hữu. Năm 2011, Sacombank bắt đầu rút lui và thậm chí từng công bố kế hoạch sạch vốn khỏi công ty chứng khoán này vào năm 2021. Dù vậy, đến nay Sacombank vẫn đang sở hữu 13,78% cổ phần tại SBS – một tỷ lệ đủ để thị trường đặt câu hỏi về khả năng “tái hợp” giữa hai cái tên này.

Mặc dù chuỗi phiên tăng trần liên tiếp đã thắp lên kỳ vọng về một sự trở lại mạnh mẽ của cổ phiếu SBS, nhưng tình hình kinh doanh thực tế của Công ty CP Chứng khoán SBS lại không mấy khả quan. Trong quý I/2025, công ty ghi nhận khoản lỗ ròng gần 45 tỷ đồng, gia tăng so với mức lỗ 38 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do doanh thu hoạt động sụt giảm tới 46%, chỉ còn gần 18 tỷ đồng, trong khi chi phí hoạt động lại tăng 30%, lên hơn 41 tỷ đồng.

Đáng chú ý, khoản lỗ từ tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) lên tới 34 tỷ đồng, tăng mạnh 64% so với cùng kỳ. Trong đó, SBS đã phải cắt lỗ gần 4,4 triệu cổ phiếu BGE (Công ty CP BCG Energy) với giá bán bình quân 5.218 đồng/cổ phiếu, “gây thiệt hại” hơn 31,4 tỷ đồng. Đây là thương vụ tự doanh thất bại thứ hai, sau màn thoái vốn 5,4 triệu cổ phiếu BCR (Công ty CP BCG Land) gây lỗ 19,6 tỷ đồng trong năm 2024.

Mặc dù ghi nhận lợi nhuận nhẹ từ các giao dịch cổ phiếu EIB, VND và SSI, nhưng tổng thể các khoản lỗ từ mảng tự doanh vẫn lấn át toàn bộ. Tính đến cuối quý I/2025, tổng tài sản của SBS chỉ còn 286 tỷ đồng, sụt giảm 44% so với đầu năm. Riêng danh mục tài sản FVTPL – vốn chiếm tỷ trọng lớn – đã giảm sâu từ 135,8 tỷ đồng xuống còn 50 tỷ đồng, với khoản lỗ tạm tính khoảng 16 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của SBS hiện ở mức 228 tỷ đồng, trong khi khoản lỗ lũy kế kéo dài từ năm 2012 đã phình to lên gần 1.490 tỷ đồng, khiến bài toán tái cấu trúc doanh nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết. Về mặt tài chính, nợ phải trả của công ty ở mức khá thấp, chỉ khoảng 58 tỷ đồng – tương đương 20% tổng nguồn vốn – chủ yếu là các khoản phải trả và phải nộp ngắn hạn. Điều này cho thấy công ty đang vận hành gần như không sử dụng đòn bẩy tài chính, một mặt giúp tránh được áp lực lãi vay, nhưng mặt khác cũng phản ánh sự hạn chế trong khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh bằng nguồn lực bên ngoài.

Hoàng Anh-Link gốc