• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.152,70 -57,97/-4,79%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 9:39:59 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.152,70   -57,97/-4,79%  |   HNX-INDEX   205,93   -11,04/-5,09%  |   UPCOM-INDEX   87,72   -3,41/-3,74%  |   VN30   1.216,93   -63,59/-4,97%  |   HNX30   401,95   -30,60/-7,07%
08 Tháng Tư 2025 9:42:13 SA - Mở cửa
Toàn cầu hóa đã kết thúc?
Nguồn tin: Vietnam+ | 07/04/2025 9:50:49 CH

 Các biện pháp thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố đã làm lu mờ mọi dự báo. Các nhà kinh tế đều dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động to lớn.


Dây chuyền lắp ráp ô tô Volkswagen (Đức). Ảnh: THX/TTXVN

Trang tin Tagesschau.de của đài công cộng ARD của Đức ngày 3/4 đã đăng bài phân tích của chuyên gia Stefan Wolff, thuộc bộ phận tài chính của ARD. Sau đây là nội dung chính của bài phân tích trên:
Mức thuế quan mà Mỹ công bố đã cao vượt mọi nỗi sợ hãi. Các ngành công nghiệp chủ chốt của Đức như ô tô, cơ khí và hóa chất dự kiến sẽ phải chịu những tổn thất đáng kể.
Các biện pháp thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố đã làm lu mờ mọi dự báo. Các nhà kinh tế đều dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động to lớn. Cựu chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ông Ken Rogoff cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC rằng Tổng thống Trump đã “thả một quả bom hạt nhân” vào hệ thống thương mại toàn cầu.
Ông Jörg Krämer, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Commerzbank, đã nói về sự kết thúc của một kỷ nguyên. Phát biểu với ARD, ông Krämer nói rằng: "Từ khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc cho đến gần đây, chúng ta đã chứng kiến một giai đoạn toàn cầu hóa kéo dài, trong đó thương mại thế giới tăng trưởng nhanh hơn Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu". Điều này dẫn đến sự phân công lao động quốc tế và đạt được sự thịnh vượng to lớn. Nhưng giai đoạn toàn cầu hóa may mắn này chắc chắn đã kết thúc.
Mỹ là đối tác thương mại quan trọng nhất của nền kinh tế Đức, chiếm 10% tổng lượng hàng xuất khẩu của Đức. Năm ngoái, giá trị xuất khẩu của Đức sang Mỹ đạt mức kỷ lục mới hơn 160 tỷ euro (khoảng 176 tỷ USD). Viện Ifo dự báo xuất khẩu của Đức sẽ giảm 15% vì thuế quan mới.
Nếu mức thuế được áp dụng như đã công bố, điều này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Đức. Các nhà kinh tế dự kiến GDP của Đức sẽ giảm từ 0,3-0,5 điểm phần trăm mỗi năm. Đây là một mức suy giảm sâu, xét đến thực tế nền kinh tế Đức tăng trưởng trung bình 0,46% từ năm 1970 đến năm 2024.
Ông Dirk Jandura, Chủ tịch Hiệp hội bán buôn, thương mại và dịch vụ liên bang (BGA) tin rằng sự suy giảm đáng lo ngại này sẽ làm mất đi việc làm. Thuế quan sẽ buộc công ty phải tăng giá bán và trong nhiều trường hợp, điều đó đồng nghĩa là doanh số sẽ giảm. Đối với các công ty nhỏ vốn đã suy yếu sau những năm khó khăn vừa qua, điều này cũng có nghĩa là kết thúc.
Khi xem xét "các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu" của nền kinh tế Đức, có thể thấy rõ những lĩnh vực nào sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp thuế quan: sản xuất ô tô, kỹ thuật cơ khí và công nghiệp hóa chất. Đây đều là những ngành công nghiệp chủ chốt của Đức, cả trong nước và ngoài nước. Và Mỹ là một trong những thị trường nước ngoài quan trọng nhất của họ.
Ngành bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề sẽ là công nghiệp ô tô. Năm ngoái, gần 450.000 xe do Đức sản xuất đã được xuất khẩu sang Mỹ. Gần 25% số xe Porsche được bán ra tại Mỹ, trong khi thị phần của BMW và Mercedes chỉ hơn 16% cho mỗi thương hiệu. Ông Hildegard Müller, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Đức (VDA), mô tả các biện pháp này là "sự cắt giảm cơ bản trong chính sách thương mại". Tuy nhiên, vẫn khó có thể đánh giá hậu quả của mức thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ ở giai đoạn đầu này.
Gánh nặng đối với ngành kỹ thuật cơ khí cũng nghiêm trọng tương tự. Hiệp hội công nghiệp VDMA ước tính rằng lượng hàng cơ khí xuất khẩu sang Mỹ chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu của Đức, tương đương 200 tỷ euro vào năm 2024.
Mỹ cũng là thị trường quan trọng nhất bên ngoài châu Âu đối với ngành công nghiệp hóa chất và dược phẩm Đức. Theo Hiệp hội Công nghiệp Hóa chất Đức (VCI), kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hóa chất của Đức sang Mỹ đạt 10,2 tỷ euro năm 2024, trong khi kim ngạch xuất khẩu dược phẩm có thể đạt tới 27,9 tỷ euro cùng năm.
Tổng Giám đốc VCI, ông Wolfgang Große Entrup nhận xét rằng thuế quan của Mỹ là một "đòn nhẹ", nhưng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các công ty Đức với tư cách là nhà tuyển dụng tại Mỹ. Theo Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank), có 128 công ty con của các công ty hóa chất Đức tại Mỹ với 53.000 nhân viên, tạo ra doanh số 65 tỷ euro.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế của Commerzbank cho biết, nhiều loại sản phẩm mà Mỹ không có đủ số lượng hoặc quan trọng đối với Mỹ, có thể được miễn thuế quan bổ sung. Các danh mục sản phẩm này được liệt kê trong phần phụ lục của sắc lệnh hành pháp, bao gồm dược phẩm, nhiên liệu hóa thạch, sản phẩm hóa học, chất bán dẫn, khoáng sản và gỗ. Những mặt hàng này chiếm khoảng 1/5 lượng hàng nhập khẩu của Mỹ, trong đó những sản phẩm quan trọng đối với Đức ở đây là dược phẩm (chiếm 16% kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ) và hóa chất (9%).
Nhìn chung, nền kinh tế Đức sẽ bị suy giảm do mức thuế quan sắp được áp dụng. Nhiều người lo ngại doanh số bán hàng tại Mỹ sẽ giảm, cũng như tại các thị trường khác. Tuy nhiên, cũng không có cách nào khác đối với các công ty Đức. Ông Wolfgang Niedermark, thành viên Ban điều hành Liên đoàn Công nghiệp Đức (BDI), cho biết Liên minh châu Âu (EU) hiện phải tăng cường liên minh với các đối tác thương mại lớn khác và phối hợp phản ứng với họ.
Đối với Mỹ, các nhà quan sát lo ngại giá cả tăng cao, sức mua giảm và sản lượng kinh tế giảm sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Giới chuyên gia kinh tế hiện chưa thể nhận diện được cách tiếp cận có hệ thống nào đằng sau các biện pháp thuế quan được công bố.
Ông Achim Wambach, Chủ tịch ZEW - Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế châu Âu Leibniz, giải thích Tổng thống Trump đã xem xét nơi nào Mỹ có mức thâm hụt lớn hơn thì áp thuế quan cao hơn đối với nơi đó. Trên thực tế, đây là chính sách thuế áp dụng cho tất cả và đó không phải là phương pháp kinh tế tốt.
Vì lý do này, các viện kinh tế và hiệp hội ngành đang hy vọng vào đàm phán để đảo ngược chính sách thuế quan.

Link gốc