Tóm tắt:
|
TRIỂN VỌNG 2025 – SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ NỘI ĐỊA TIẾP TỤC TĂNG TRƯỞNG
➢ Sản lượng nội địa được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng nhờ vào yếu tố:
▪ Xây dựng dân dụng: với vị thế chiếm 60% nhu cầu thép, thị trường BĐS và hoạt động xây dựng dân dụng chiếm chủ yếu trong tiêu thụ thép nội địa. Nguồn cung sản phẩm BĐS dự kiến tiếp tục tăng trong năm 2025 tại cả thị trường Hà Nội và TP.HCM sẽ giúp thúc đẩy sản lượng thép bán ra. Trong 10T/2024, đã chứng kiến sự tích cực này khi nguồn cung BĐS bước đầu hồi phục. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tổng lượng tiêu thụ toàn ngành đạt 24,5 triệu tấn (+15,4% svck), tăng trưởng ở hầu hết các sản phẩm ngoại trừ HRC, ấn tượng nhất là thép xây dựng khi sản lượng bán trong T10/2024 ở mức cao nhất trong 4 năm trở lại đây.
▪ Đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2025 – năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 – 2025 với nhiều mục tiêu và dự án lớn như phấn đấu hoàn thành ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc, cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành, đường Vành đai 3 TP.HCM, Vành đai 4 Hà Nội, … Trong dài hạn hơn, dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam với vốn đầu tư 67 tỷ USD sẽ là đại dự án giúp thúc đẩy tiêu thụ lượng lớn vật liệu xây dựng, đặc biệt là thép.
➢ Sản lượng xuất khẩu có thể sẽ giảm. WSA dự báo nhu cầu thép toàn cầu trong năm 2025 có thể phục hồi nhẹ 1,2% svck, tập trung chính tại Ấn Độ và một số thị trường mới nổi. Tuy nhiên, với việc các quốc gia gia tăng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, thị trường này dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Trong năm 2024, một số cuộc điều tra đáng chú ý với thép của Việt Nam như: HRC và tôn mạ từ EU và Ấn Độ trong Q3/2024, thép chống ăn mòn từ Mỹ.
|