• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.275,20 +3,72/+0,29%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.275,20   +3,72/+0,29%  |   HNX-INDEX   229,49   +0,36/+0,16%  |   UPCOM-INDEX   97,24   +0,50/+0,52%  |   VN30   1.340,80   +4,21/+0,31%  |   HNX30   475,88   -0,46/-0,10%
08 Tháng Hai 2025 7:17:13 SA - Mở cửa
Việt Nam có thêm 2 tỷ phú USD, Sabeco dần thành công ty bia nước ngoài là 2 trong 10 tiêu điểm doanh nghiệp 2018
Nguồn tin: Người đồng hành | 26/12/2018 8:11:25 SA

1.Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát và Thaco vào danh sách tỷ phú USD của Forbes

Tháng 3, tạp chí Forbes công bố danh sách các tỷ phú USD năm 2018. Bên cạnh 2 đại diện của Việt Nam xuất hiện từ các năm trước là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup và bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc CTCP Hàng không Vietjet, danh sách của Forbes năm nay gọi tên 2 tỷ phú khác là ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Ô tô Trường Hải (Thaco) và ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoà Phát.

Tại thời điểm đó, ông Trần Bá Dương có tài sản 1,8 tỷ USD, xếp vị trí 1.339 và ông Trần Đình Long có 1,3 tỷ USD, xếp vị trí 1.756. Ông Phạm Nhật Vượng với tài sản 4,3 tỷ USD xếp vị trí 449 và bà Nguyễn Thị Phương Thảo với 3,9 tỷ USD đứng ở vị trí 766.

Tài sản của các doanh nhân này chủ yếu thể hiện qua lượng cổ phiếu nắm giữ tại các doanh nghiệp mà họ làm chủ. Ông Phạm Nhật Vượng sở hữu 3 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán gồm Vingroup, Vinhomes và Vincom Retail. Bà Phạm Thị Phương Thảo có 2 doanh nghiệp trên sàn HOSE gồm Vietjet Airs và HDBank. Cổ phiếu Tập đoàn Hòa Phát của ông Trần Đình Long cũng đã được niêm yết, trong khi cổ phiếu Thaco của ông Trần Đình Long chưa được đăng ký giao dịch tập trung.

Vừa qua, sau những biến động giảm điểm trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ông Trần Đình Long đã rời khỏi danh sách tỷ phú được cập nhật real-time của Forbes. Cổ phiếu HPG trên thị trường đã giảm 40% so với thời điểm đầu tháng 3 và giao dịch quanh mức 29.000 đồng/cp.

2. Chủ tịch Viettel được bầu làm Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông

Ngày 25/7, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyên Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định giao giữ cương vị quyền Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT).

Trước đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng được biết tới là một doanh nhân gắn bó lâu năm với Viettel, đưa doanh nghiệp này vượt qua MobiFone và Vinaphone, trở thành đơn vị giữ thị phần cung cấp dịch vụ di động mặt đất lớn nhất Việt Nam (chiếm 46,7% thị trường, số liệu năm 2016). Bên cạnh đó, ông cũng là một trong những người tiên phong, thúc đẩy phát triển mạng di động và phổ biến 4G tại thị trường trong nước, khích lệ doanh nghiệp bắt kịp cuộc cách mạng công nghệ 4.0 của thế giới.

3. Khởi tố Chủ tịch Lọc Hóa dầu Bình Sơn

Đầu năm 2018, phiên chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) tạo được tiếng vang lớn khi thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Phiên đấu giá đã mang về cho Nhà nước 5.554 tỷ đồng, cao hơn 57,5% so với mức khởi điểm.

4 tháng sau đó, BSR tiếp tục gây chú ý khi Chủ tịch HĐTV Nguyễn Hoài Giang bị khởi tố, tạm giam và khám xét với tội danh Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, theo điều 355 Bộ luật Hình sự 2015, liên quan đến vụ án tại Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank). Vụ án này khởi tố từ tháng 9/2017 và thuộc diện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Cơ quan chức năng vẫn đang trong quá trình điều tra giai đoạn 2 của dự án.

4. Xét xử nguyên Giám đốc VTC Online trong vụ án đánh bạc trực tuyến ngàn tỷ

Tháng 11, Hội đồng Xét xử Tòa án Nhân dân (HĐXX TAND) tỉnh Phú Thọ đã xét xử các bị cáo và bị can liên quan đến đường dây đánh bạc trực tuyến ngàn tỷ. Có 92 bị cáo bị truy tố với 6 tội danh liên quan đến đánh bạc và mua bán trái phép hóa đơn, rửa tiền… Trong đó có 2 “tướng” trong ngành cảnh sát là ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa.

Theo cáo trạng công bố, thông qua hoạt động tổ chức đánh bạc, số tiền các cá nhân hưởng lợi được xác định là 4.713 tỷ đồng.

HĐXX đã tuyên án Phan Sào Nam (cựu Giám đốc Công ty VTC Online) từ 2 năm tù về tội “Tổ chức đánh bạc”, 3 năm tù về tội “Rửa tiền”, tổng hợp hình phạt 5 năm tù.

Nguyễn Văn Dương (Chủ tịch HĐTV Công ty CNC) 5 năm tù tội về “Tổ chức đánh bạc”, 5 năm tù tội “Rửa tiền”, tổng hợp hình phạt 10 năm tù.

Phan Văn Vĩnh (cựu trung tướng, cựu Tổng Cục trưởng Tổng cục cảnh sát) 9 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, hình phạt bổ sung là phạt 100 triệu đồng.

Nguyễn Thanh Hóa (cựu thiếu tướng, Cục trưởng Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – C50) 10 năm tù cùng về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, hình phạt bổ sung là phạt 100 triệu đồng.

5. Sabeco tiến dần thành công ty bia nước ngoài

Cuối tháng 7 năm nay, các vị trí chủ chốt của Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (HoSE: SAB, Sabeco) đã được thay thế bởi các nhân sự từ ThaiBev, đơn vị đã mua lại hơn 53,59% vốn Sabeco từ Bộ Công Thương cuối năm 2017.

Ông Koh Poh Tiong, sinh năm 1946, quốc tịch Singapore, được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT trong nhiệm kỳ mới của Sabeco giai đoạn 2018-2023. Ông Koh Poh Tiong là Chủ tịch không điều hành của Yunnan Yulinquan Liquor Times Publishing và Bukit Sembawang Estates. Ông cũng là Giám đốc, Cố vấn và Chủ tịch Ủy ban điều hành Fraser và Neave Limited và Giám đốc tại Great Eastern Life Assurance (Malaysia) Berhad, Great Eastern General Insurance (Malaysia) Berhad, Raffles Medical Group và SATS.

Bên cạnh đó, một số thành viên HĐQT và vị trí chủ chốt khác của Sabeco cũng được thay thế bởi các nhân sự từ ThaiBev.

Đồng thời, Sabeco cũng thông qua việc mở room ngoại lên 100% kể từ ngày 3/12/2018.

6. Thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước

Trong tháng 9, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước đã chính thức được ra mắt. “Siêu” ủy ban này có vai trò quản lý vốn tại vốn tại 19 tập đoàn và tổng công ty (bao gồm SCIC), có giá trị gần 1 triệu tỷ đồng vốn chủ sở hữu và tổng tài sản khoảng 2,3 triệu tỷ đồng, chiếm 2/3 tổng tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng, giữ chức vụ Chủ tịch HĐTV của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước. Chức vụ Phó Chủ tịch được giao cho bà Nguyễn Thị Phú Hà, người từng giữ chức Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Sau hơn 3 tháng, việc chuyển giao vốn của các tập đoàn từ các Bộ đã hoàn tất tới Siêu ủy ban.

7. Những thương vụ M&A bất thành: Trả tiền, hồi vốn

Bên cạnh những vấn đề liên quan đến các chủ doanh nghiệp, năm 2018 nổi bật với những thương vụ M&A bất thành, khi người bán trả lại tiền, "đòi" lại cổ phần. Tiêu biểu nhất là thương vụ đấu giá cảng Quy Nhơn, MobiFone mua cổ phần AVG và Vina Capital mua vốn Ba Huân.

Ở thương vụ giữa MobiFone và AVG, CTCP Nghe nhìn toàn cầu AVG đã phải hoàn trả 8.505 tỷ đồng gồm số tiền MobiFone đã thanh toán cho nhóm cổ đông chuyển nhượng cổ % cổ phần AVG (hơn 8.445 tỷ đồng) và trên 59,7 tỷ đồng là số tiền các cổ đông chuyển nhượng tạm trả cho các chi phí liên quan đến dự án và khoản lãi tạm tính cho số tiền MobiFone đã thanh toán. Động thái này xảy ra sau khi MobiFone và AVG thống nhất huỷ thương vụ sau kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Với thương vụ giữa Vina Capital và Ba Huân, sau khi Ba Huân có “tâm thư” gửi Thủ tướng Chính phủ về những bất hợp lý trong hợp đồng đầu tư giữa hai bên. Phía VinaCapital đã dừng đầu tư vào doanh nghiệp này, đồng nghĩa với việc Ba Huân đã mất đi cơ hội nhận 32,5 triệu USD (khoảng 750 tỷ đồng) từ việc bán 34% cổ phần.

Trong khi với thương vụ bán vốn Nhà nước tại Cảng Quy Nhơn, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) đang kiến nghị thu hồi 75% vốn đã bán. Doanh nghiệp Nhà nước này cũng khẳng định có đủ tiền để mua lại lượng cổ phần, ước tính khoảng 500 tỷ đồng.

8. Con Cưng bị oan

Vụ việc CTCP Con Cưng gây được sự chú ý của dư luận và cộng đồng doanh nghiệp. Cuối tháng 7, doanh nghiệp này bị cơ quan Quản lý Thị trường và khách hàng cáo buộc gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả và hàng nhập lậu.

Tuy nhiên, sau khi Bộ Công Thương lập đoàn kiểm tra và tiến hành rà soát về cơ bản, Con Cưng đã chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm và xuất xứ của hàng hóa. Doanh nghiệp này chỉ vi phạm một số vi phạm hành chính về nhãn hàng hóa, khuyến mãi…

Vụ việc này dù kết luận cuối cùng khẳng định những lỗi vi phạm của Con Cưng không lớn, nhưng đã mang đến cho doanh nghiệp nhiều áp lực từ khách hàng, cơ quan quản lý và cả phía truyền thông. Lượng khách hàng đến hệ thống Con Cưng mua sắm giảm đến 20% so với trước "khủng hoảng".

9. Gõ bỏ thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh

Nối tiếp năm trước, vào tháng 4, Bộ Công Thương tiếp tục phê duyệt tổng thể đơn giản hóa một loạt các thủ tục hành chính và điều kiện đầu tư kinh doanh của Bộ Công Thương năm 2018 trên 10 lĩnh vực, trong đó có năng lượng, điện, quản lý cạnh tranh, tiêu chuẩn đo lường, xúc tiến thương mại, an toàn thực phẩm và xuất nhập khẩu... Đây được xem là “cuộc cách mạng lần thứ 3” trong lịch sử ngành công thương.

Trong tháng 10, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký ban hành Phương án rà soát cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2019 – 2020.

Đại diện Bộ cho biết, sẽ có 202 điều kiện trên tổng số 561 điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương đề xuất, cắt giảm lần này (tương đương 36,1%) gồm các lĩnh vực như: an toàn thực phẩm, kinh doanh thuốc lá, kinh doanh rượu, hóa chất... Tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh của Bộ Công Thương dự kiến đạt 72,1%.

Đây là một trong những bước tiến quan trọng của Bộ nhằm nâng cao môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

10. Vingroup mở rộng sang nhiều lĩnh vực sản xuất ôtô, điện thoại

Sau gần một năm khởi công Dự án Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast tại khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng), chính thức tham gia vào ngành công nghiệp ô tô thế giới, Tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam Vingroup đã cho ra mắt các sản phẩm đầu tiền gồm 1 mẫu Sedan Lux A2.0, một mấu SUV Lux SA2.0 và 1 mẫu xe bình dân Fadil.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng ra mắt dòng xe máy điện Klara với nhiều tính năng phù hợp với thị trường Việt Nam.

Gần đây, Vingroup cũng vừa chính thức bước chân vào lĩnh vực điện thoại và cho ra mắt 4 dòng sản phẩm điện thoại Vsmart với mức giá từ hơn 2 triệu đến hơn 6 triệu đồng. Ngoài ra, Vingroup cũng thành lập công ty hỗ trợ khởi nghiệp với sự tham gia của bà Thái Vân Linh, Giám đốc Chiến lược và hoạt động của Vina 

Lê Hải


Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Cổ phiếu liên quan