• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,72 -4,69/-0,37%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:03 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,72   -4,69/-0,37%  |   HNX-INDEX   224,63   -0,06/-0,03%  |   UPCOM-INDEX   91,82   -0,24/-0,26%  |   VN30   1.325,54   -4,08/-0,31%  |   HNX30   482,71   +1,32/+0,27%
27 Tháng Mười 2024 4:24:48 SA - Mở cửa
FMC: Cập nhật họp ĐHĐCĐ 2018
Nguồn tin: FireAnt | 29/03/2018 8:15:05 SA
Trong đó:
 
Hoạt động chế biến và xuất khẩu tôm: Tổng sản lượng tôm thành phẩm đạt hơn 15.500 tấn. Với dự báo thời tiết thuận lợi cho việc nuôi tôm và giá tôm nguyên liệu giảm khi vào chính vụ, FMC đã ký sớm nhiều hợp đồng sản xuất lớn ngay từ đầu năm. Tuy nhiên, cân đối chung nguồn tôm nguyên liệu cho tất cả các nhà máytừ miền Trung trở vào đã không dư thừa như dự kiến mà còn thiếu cục bộ. Giá tôm theo đó tăng nhẹ. Nhờ kịp thời có các giải pháp điều chỉnh giảm thiệt hại, việc chế biến và tiêu thụ vẫn có lãi.
 
Hoạt động nuôi tôm: công ty đã trúng lớn trong vụ 1/2017 với lợi nhuận đạt 52 tỉ đồng (+371% y/y, so với 14 tỉ đồng của vụ 1/2016), mức lợi nhuận cao nhất từ 2013. Kết quả này là nhờ nắm vững các giải pháp kỹthuật, công ty đã chủ động thả tôm giống trái vụ ngay trong tháng Ba âm lịch (thời gian được khuyến cáo là bất lợi cho sự phát triển của tôm). Khoản lợi nhuận này phần nào bù đắp cho giá vốn hàng bán tăng do giá tôm nguyên liệu tăng cao trong năm. Trong vụ 2/2017, thời tiết diễn biến bất lợi nên kết quả nuôi ở mức tạm được và không bị lỗ.
 
Hoạt động chế biến nông sản: Sản lượng nông sản thành phẩm chế biến trong năm 2017 đạt 1.414 tấn với doanh số tiêu thụ 5,3 triệu USD (+204% y/y, so với 693 tấn và 2,6 triệu USD năm 2016) sau khi nhà máy chế biến nông sản được nâng cấp và thay đổi thiết bị trong năm 2016
 
 
Tiếp tục chuyển hướng thị trường mục tiêu thành công theo kế hoạch: Từ 2015 đến 2017, sản lượng tiêu thụ tại các thị trường chính đã ghi nhận nhiều chuyển biến như sản lượng vào thị trường EU đã tăng từ 16% lên gần 30%, tại thị trường Mỹ giảm từ 40% còn 28% trong khi ổn định quanh mức 35% ở thị trường Nhật Bản.
 
Kế hoạch kinh doanh 2018
 
Kế hoạch lợi nhuận thận trọng. Mặc dù thời tiết năm 2018 được dự báo tiếp tục thuận lợi và diện tích nuôi tôm tăng mạnh nhưng để dự phòng cho những bất lợi có thể xảy ra, công ty đặt kế hoạch 2018 tương đối thận trọng với doanh thu thuần đạt 4.350 tỉ đồng (+32% y/y), LNST ở mức 137 tỉ đồng (+12% y/y) và EPS ở mức 3.410 đồng (+3,5% y/y). Net profit margin is 3.1%, thấp hơn nhiều so với năm 2017.
 
 
Hoạt động chế biến tôm và nuôi tôm: Nhà máy mới Tin An đã đi vào vận hành chính thức sau khi hoàn thành cải tạo trong năm 2017. Diện tích nuôi tôm tăng từ 150 ao lên 250 ao (~160 ha, mức công suất tối đa). FMC đặt kế hoạch mở rộng diện tích vùng nuôi thêm 50ha đến cuối năm 2018 nhằm tăng khả năng chủ động về nguồn nguyên liệu tôm sạch. Hiện tại vùng nuôi chỉ đáp ứng được 10% nguồn cung nguyên liệu cho các nhà máy của FMC và các nhà máy đang hoạt động ở mức 50% công suất. Theo đó, việc tăng mạnh diện tích nuôi tôm và hoạt động của nhà máy mới sẽ giúp FMC tăng mạnh sản lượng chế biến và nâng cao khả năng mở rộng doanh thu.
 
Đẩy mạnh thâm nhập thị trường Hàn Quốc, thị trường cao cấp châu Âu, giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ trong khi vẫn duy trì các thị trường khác: Biên lợi nhuận của thị trường Mỹ không cao do cạnh tranh gay gắt làm giảm giá bán. Theo đó, mặc dù vẫn xác định thị trường Mỹ là một trong những thị trường chính nhưng công ty sẽ giảm dần và duy trì sản lượng tiêu thụ ở mức xấp xỉ 20% để giải quyết tồn kho, do thị trường Mỹ có dung lượng tiêu thụ lớn và không đòi hỏi nghiêm ngặt về kích cỡ sản phẩm. Nhật Bản tiếp tục là thị trường chiến lược của FMC với tôm phối chế là mặt hàng xuất khẩu chính. Thị phần ở EU là trọng tâm năm 2018 với các dòng sản phẩm cao cấp là thế mạnh của FMC.
 
Từ 2018, FMC có thêm một mảng hoạt động mới là gia công thủy sản đông lạnh xuất khẩu, bên cạnh các mảng truyền thống là nuôi tôm, chế biến tôm và chế biến nông sản.
 
Kế hoạch đầu tư: công ty sẽ xây thêm kho lạnh 4.000 tấn nhằm chủ động trữ hàng và tiết giảm chi phí thuê kho. Chưa có thông tin cụ thể về thời gian và vốn đầu tư.
 
Cổ tức tối thiểu 20% bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu tùy vào tình hình kinh doanh.
 
Hỏi đáp:
 
1. POR 12 ảnh hưởng thế nào đến FMC?
 
Mức thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với FMC trong phán quyết cuối cùng của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) trong lần xem xét thứ 12 ở mức rất cao 25,39%. Điều này đã gây bất ngờ cho các công ty tôm Việt Nam và các nhà nhập khẩu tại Mỹ do các bên dự báo mức thuế chỉ khoảng 1%. Luật sư của FMC phát hiện DOC có sai sót trong tính toán và đã phản ánh với DOC. DOC cũng đã ghi nhận việc này. DOC sẽ thẩm tra nhà máy của FMC trong tháng 7/2018 và kết luận cuối cùng dự kiến sẽ được công bố vào tháng 1/2019. Tiêu thụ tại Mỹ chưa thể hiện sự giảm sút nào.
 
2. FMC đánh giá thị trường Úc như thế nào?
 
Thị trường Úc rất khắt khe với các bệnh trên tôm. Để đảm bảo tiêu thụ, FMC chỉ xuất khẩu tôm đã qua sơ chế vào thị trường này.
 
3. PAN Group có thể hỗ trợ gì cho FMC?
 
Thị trường nội địa chỉ chiếm dưới 2% sản lượng của FMC, chủ yếu tiêu thụ hàng phế phẩm. Ngoài ra, người dân Việt Nam không ưa chuộng hàng thủy sản đông lạnh và FMC sẽ phải chuẩn bị hạ tầng và nhân sự riêng nếu muốn phát triển thị trường nội địa. Do đó, công ty hiện chưa có kế hoạch phát triển thị trường này. PAN Group đề nghị hỗ trợ FMC trong khâu phân phối ở thị trường nội địa.
 
4. Vì sao tồn kho tăng cao cuối năm 2017?
 
Tồn kho cao cuối năm 2017 là để chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu trong Q1/2018 vì quý 1 là thời gian rửa ao nên cung tôm nguyên liệu thường sụt giảm. Nhờ tồn kho cao, sản lượng xuất khẩu Q1/2018 tăng gần gấp đôi so với Q1/2017.

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.