• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.275,20 +3,72/+0,29%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.275,20   +3,72/+0,29%  |   HNX-INDEX   229,49   +0,36/+0,16%  |   UPCOM-INDEX   97,24   +0,50/+0,52%  |   VN30   1.340,80   +4,21/+0,31%  |   HNX30   475,88   -0,46/-0,10%
08 Tháng Hai 2025 9:49:37 SA - Mở cửa
3 yếu tố hỗ trợ tăng trưởng ngành dệt may Việt Nam
Nguồn tin: Người đồng hành | 18/09/2018 3:26:15 CH
Theo báo cáo của CTCK Rồng Việt (VDSC), kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 8 tháng ước đạt 19,4 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.
 
Những thị trường trọng điểm đều ghi nhận tăng trưởng như Mỹ tăng 10%, Nhật Bản tăng 22%, Hàn Quốc tăng 17,7% và ASEAN tăng 34%. Đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam đang bắt đầu đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng 43% trong 8 tháng. Dự kiến cuối 2018 kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt trên 2 tỷ USD.VDSC cho rằng xu hướng tăng trưởng của ngành vẫn tiếp diễn trong thời gian tới, nhờ các yếu tố hỗ trợ như sự hồi phục nhu cầu ngành dệt may thế giới và lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do với lộ trình miễn thuế xuống mức 0%(CPTPP, Việt Nam - EU, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Nhật Bản , ASEAN – Úc/New Zealand). CPTPP và EVFTA được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đến ngành dệt may khi 2 hiệp định này có hiệu lực từ năm 2019.
 
Bên cạnh đó, xu hướng chuyển dịch đơn hàng từ Trung Quốc cũng là một điểm tích cực. Do quốc gia này đang mất dần những ưu thế cạnh tranh về chi phí sản xuất (giá nhân công, vấn đề môi trường) trong vài năm gần đây khiến các nhà sản xuất thế giới dần dịch chuyển đơn hàng sang thị trường Việt Nam.
 
Đơn cử tại thị trường Mỹ, năm 2018, tốc độ chuyển dịch này đã tăng lên nhanh chóng do những lo ngại về rủi ro của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. VDSC cho rằng đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam giúp gia tăng sản lượng đơn hàng xuất khẩu.
 
Tuy nhiên, Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc, đẩy mạnh sản xuất đơn hàng FOB (Free-on-board), để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.Ngoài ra, nhiều thương hiệu toàn cầu như Adidas, Puma, Nike đã và đang tiếp tục dịch chuyển đơn hàng may mặc từ Trung Quốc sang Việt Nam để tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.
 
Trong số các công ty trong ngành, CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) và CTCP Sợi Thế Kỷ (HOSE: STK) nổi bật lên nhờ đáp ứng được quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” theo yêu cầu của hiệp định “khắt khe” CPTPP. Đồng thời, 2 công ty đang có những bước tiến nhờ việc nâng cao chất lượng dòng sản phẩm hiện hữu, đầu tư nghiên cứu sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, mở rộng xuất khẩu sang các thị trường trong khối CPTPP nắm bắt cơ hội trong ngành.
 
Lê Hải/ VDSC

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.