Theo số liệu báo cáo tháng 12/2018 của Dragon Capital, VN-Index mở đầu tháng 12/2018 với thông tin tích cực từ vụ đình chiến thương mại Mỹ - Trung, giúp chỉ số tăng khoảng 4% chỉ sau vài phiên giao dịch. Nhưng khủng hoảng vẫn nổ ra, VN-Index mất 2,9% trong tháng 12 xuống 893 điểm. Tính chung cả năm, VN-Index mất 9,4%.
Ở diễn biến khác, thị trường Mỹ cũng trải qua tháng tồi tệ nhất trong một thập kỷ sau khi Fed nâng lãi suất lần thứ 4 trong năm 2018. Cùng với đó, nhiều cảnh báo về sức khỏe nền kinh tế Trung Quốc cũng được đưa ra.
Mặc dù tâm lý thị trường Việt Nam suy yếu, thanh khoản lại gia tăng. Giá trị giao dịch bình quân trong tháng 12 đã tăng 21% lên mức 188 triệu
USD/ngày. Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 32 triệu
USD, phần lớn nhờ việc giới thiệu Chứng chỉ Lưu ký (Depositary Receipts) của VFMVN30 ETF tại Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan (SET), chứng chỉ này đã huy động được 19 triệu
USD qua IPO.
Dòng vốn nước ngoài vẫn tích cực.
Trở lại thị trường nội địa, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 13 triệu
USD cổ phiếu Vinamilk (
VNM), 12 triệu
USD tại
BID và 11 triệu
USD mã
PNJ. Trong khi đó, nước ngoài lại bán ròng 10 triệu
USD Vietjet (
VJC) và 8 triệu
USD Hòa Phát (
HPG).
Ngành hàng tiêu dùng là điểm sáng trong thị trường giá xuống.
PNJ đã tăng 2,1% và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (room) ngay lập tức kín ngay khi công ty phát hành cổ phiếu ESOP và hở room. Thế giới di động (
MWG) tăng 3% khi hoàn thành kế hoạch năm chỉ sau 11 tháng và đặt kế hoạch tham vọng cho năm 2019. Chuỗi Bách Hóa Xanh đặt kế hoạch hòa vốn cho các cửa hàng vào năm 2019.
Với động lực chuyển sàn sang HoSE, PV Power (
POW) đã tăng 8,3% trong tháng 12. Trong khi đó,
HPG tiếp tục xu hướng giảm, mất 6,8% do lo ngại về giá thép thấp hơn bởi sự suy yếu của kinh tế Trung Quốc. Siêu dự án Hòa Phát Dung Quất vẫn đang diễn ra đúng kế hoạch trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng và sự giảm tốc trong nhu cầu của ngành xây dựng.
TID đóng góp lớn nhất cho VEIL, Vinamilk ra khỏi top 10
Quỹ lớn nhất thuộc Dragon Capital là Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) đánh bại VN-Index khi tăng 1,7% trong tháng 12/2018. Một nửa danh mục Top-10 của quỹ có diễn biến tích cực trong tháng như Khang Điền (
KDH) và
ACV. Trong đó
KDH tăng mạnh nhất trong nhóm bất động sản, công ty dự kiến sẽ ghi nhận lợi nhuận 300 tỷ đồng, gấp đôi mức trung bình của 3 quý đầu tiên.
Khoảng đầu tư dài hạn vào Tín Nghĩa (
TID) tăng 131,7% sau khi đăng ký giao dịch trên UPCoM trong tháng 12 và thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Đây là khoản đầu tư riêng lẻ có đóng góp lớn nhất cho hiệu quả của VEIL tháng qua.
Tại thời điểm cuối năm 2018, VEIL quản lý tổng tài sản 1,44 tỷ
USD. Top-10 danh mục chiếm đến 51,1% NAV của quỹ, trong đó Vinamilk bị thay thế bởi VEAM.
Vietnam Equity Fund (VEF)
VEF đã tăng 0,9% trong khi FTSE-VN giảm 4,9%. Hiệu quả của
VEF trong tháng 12 được dẫn dắt bởi
MWG,
ACV và
POW. Bộ ba Vingroup, Vinhomes và Vincom (chiếm 39% VN-Index và
VEF nắm giữ ít) cũng có đóng góp tích cực vào hiệu quả của quỹ.
Trong khi đó, Hòa Phát là khoản đầu tư kém hiệu quả nhất của quỹ trong tháng 12 bởi tâm lý thị trường tiếp tục suy yếu đối với ngành thép. Tuy nhiên bất động sản và hạ tầng có thể tăng mạnh trong năm 2019 sau 2 năm đình trệ. Điều này có thể là điểm sáng cho công ty trong năm 2019.
PE 2019 còn 12 lần
Năm 2019, Dragon Capital dự kiến danh mục 60 cổ phiếu hàng đầu (Top-60) sẽ đạt mức tăng trưởng EPS 10,7%, tương đương với mức P/E dự phóng cho năm 2019 chỉ 12,2x, thấp hơn đáng kể so với mặt bằng chung của các nước đang phát triển và phần còn lại của Đông Nam Á. Chứng khoán các nước phát triển cũng đang rơi vào thị trường con gấu.
Tăng trưởng EPS và P/E của Top-60 danh mục Dragon Capital tại Việt Nam.
Trong khi đó, định giá và sự tăng trưởng của thị trường Việt Nam sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh thị trường quốc tế hỗn loạn. Thực tế, việc bán tháo trong tháng 12 đã tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia vào câu chuyện tăng trưởng dài hạn của Việt Nam với một mức định giá vô cùng hợp lý.
Xuất khẩu sẽ tăng nhờ CPTPP
Bất chấp thị trường chứng khoán thế giới giảm mạnh, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, GDP cao nhất 11 năm, đạt khoảng 238 tỷ
USD, tương đương bình quân đầu người đạt 2.587
USD. Quan trọng hơn cả theo Dragon Capital, lạm phát đã được kiểm soát tốt ở mức bình quân 3,54%, thấp hơn mục tiêu ban đầu của Chính phủ.
Năm qua, tăng trưởng tín dụng đạt 14%, tăng trưởng M2 ở mức 11,3% thấp hơn so với năm 2017. Lý do là năm vừa qua hoạt động mua bán thứ cấp trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh và các công ty huy động được tiền qua thị trường cổ phiếu.
Về mặt tài chính, các con số sơ bộ cho thấy ngân sách bất ngờ thặng dư trong năm 2018 khi đầu tư phát triển chỉ đạt 65,1% kế hoạch năm. DC kỳ vọng con số này sẽ tăng trong năm 2019 khi Quốc hội xem xét tăng ngân sách cho hai tuyến tàu điện ngầm tại TP.
HCM sau nhiều năm trì hoãn.
Về thương mại, tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 244,7 tỷ
USD (tăng 13,8% yoy) trong khi nhập khẩu đạt 237,5 tỷ
USD (tăng 11,5%), dẫn đén thặng dư thương mại 7,2 tỷ
USD. DC kỳ vọng khi CPTPP chính thức có hiệu lực vào 30/12/2018, xuất khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ tăng thêm 4% trong năm 2019. Nhờ mở rộng thặng dư thương mại, nền kinh tế sẽ có nền móng vững chắc vượt qua các biến động bên ngoài. Tỷ giá sẽ chỉ mất giá khoảng 1-2% năm 2019 và tiền đồng là một trong các loại tiền tệ ổn định nhất khu vực Châu Á.
Lan Điền
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.