• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,72 -4,69/-0,37%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:03 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,72   -4,69/-0,37%  |   HNX-INDEX   224,63   -0,06/-0,03%  |   UPCOM-INDEX   91,82   -0,24/-0,26%  |   VN30   1.325,54   -4,08/-0,31%  |   HNX30   482,71   +1,32/+0,27%
26 Tháng Mười 2024 6:32:30 SA - Mở cửa
ACV: Lãi ròng ACV tăng 51%, lỗ tỷ giá 774 tỷ đồng năm 2018
Nguồn tin: Người đồng hành | 01/02/2019 7:50:17 CH
Theo BCTC hợp nhất quý IV, Tổng CTCP Cảng Hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) ghi nhận doanh thu thuần 4.142 tỷ đồng, cao hơn 18% so với cùng kỳ 2017. Lợi nhuận gộp tăng 20% lên 1.676 tỷ đồng.
 
Doanh thu tài chính đạt 381 tỷ đồng, tăng 17%, trong khi chi phí gấp 13,5 lần ở mức 347,3 tỷ đồng do lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 318 tỷ đồng. Cả năm 2018, ACV lỗ tỷ giá 774 tỷ đồng, gấp 1,5 lần 2017.
 
Theo đánh giá của CTCP Chứng khoán Bản Việt, doanh thu quý IV của ACV tăng trưởng nhờ việc tăng thu phí hàng không được áp dụng từ Quý 4/2017-Quý 3/2018. VCSC ước tính phí phục vụ hành khách trung bình (Passenger Service Charge/PSC) tăng 34% so với năm 2017 và tổng lưu lượng hành khách năm 2018 của ACV chỉ tăng 4% so với năm 2017.
 
Biên lợi nhuận gộp của ACV năm 2018 tăng lên 48% từ 41% năm 2017. VCSC cho rằng lý do là phí phục vụ hành khách tăng và ACV đang ở điểm thấp trong chu kỳ đầu tư xây dựng cơ bản.
 
Kết thúc quý IV, ACV lãi ròng 1.258 tỷ đồng, tăng 1,5% so với cùng kỳ 2017.
 
 
Lũy kế 2018, ACV ghi nhận doanh thu thuần 16.088 tỷ đồng và lãi ròng6.203 tỷ đồng, tăng lần lượt 16% và 51%. Công ty vượt 0,36% kế hoạch doanh thu và 10% chỉ tiêu lợi nhuận. EPS đạt 2.564 đồng.
 
Tới cuối 2018, tổng tài sản của ACV tăng 9% lên 53.743 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn chiếm 59% với 24.368 tỷ đồng tiền và tiền gửi. Công ty đang nợ 15.198 tỷ đồng, với 99% vay dài hạn, chủ yếu là đồng Yên Nhật với thời hạn trả nợ 30-40 năm.
 
Công ty đang có khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 6.146 tỷ đồng và quỹ đầu tư phát triển 2.550 tỷ đồng.
 
VCSC đánh giá ACV sẽ là một trong những doanh nghiệp chính hưởng lợi trong dài hạn nhờ sự bùng nổ của ngành hàng không và du lịch của Việt Nam, cho dù danh mục sân bay của công ty cho thấy công ty vẫn chưa có kiểm soát tại các nhà ga hành khách quốc tế của Sân bay Đà Nẵng và Cam Ranh (năm 2018, 2 sân bay này đạt tăng trưởng mạnh về lưu lượng hành khách quốc tế, lần lượt 55% và 43%). Theo VCSC, tiềm năng tăng trưởng của ACV hiện đã được phản ánh và tiềm năng tăng trưởng này cũng có giá của nó với danh mục đầu tư XDCB dài hạn quy mô lớn của công ty.
 
VCSC ước tính tổng lượng hành khách năm 2018 của ACV tăng 4% so với năm 2017 (chuẩn hóa tăng 8%), lượng hành khách quốc tế đi ngang (chuẩn hóa tăng 12%) và trong nước tăng 6%. Trong khi lượng khách quốc tế của Việt Nam năm 2018 tiếp tục tăng trưởng mạnh (21%), ACV không còn là công ty vận hành chính các nhà ga hành khách quốc tế tại Sân bay Đà Nẵng (bàn giao trong Quý 2/2017) và Cam Ranh (Quý 2/2018) nên không còn được trực tiếp hưởng lợi nhờ tăng trưởng lượng hành khách quốc tế tại các sân bay nói trên.
 
Lượng khách Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, khiến lượng khách quốc tế nói chung đến Việt Nam tăng trưởng chậm. VCSC nhận thấy lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam bằng tất cả các loại hình giao thông (chúng tôi giả định phần lớn là đường hàng không) có xu hướng tăng trưởng chậm lại và do đó, lượng khách quốc tế đến bằng đường hàng không (du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam) cũng có xu hướng tăng trưởng chậm lại vì khách Trung Quốc chiếm 32% tổng lượng khách quốc tế đến bằng tất cả các loại hình giao thông năm 2018. Trong Quý 4/2018, lượng khách Trung Quốc chỉ tăng trưởng 8% và lượng khách quốc tế chỉ tăng 6% so với cùng kỳ năm 2017. Các mức tăng trưởng trong Q4 nói trên thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm 2015-2017, khi lượng khách Trung Quốc tăng trưởng 30%-51% và lượng khách quốc tế nói chung tăng 10%-38% so với Q4 cùng kỳ. Tính chung cả năm 2018, lượng khách Trung Quốc chỉ tăng 24% sau khi tăng 49% năm 2017, khiến lượng khách quốc tế đến Việt Nam nói chung tăng 14% sau khi đạt đỉnh 32% năm 2017.
 
Lê Hải
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức