• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.269,51 +1,06/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 1:45:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.269,51   +1,06/+0,08%  |   HNX-INDEX   229,26   +0,39/+0,17%  |   UPCOM-INDEX   96,92   +0,17/+0,17%  |   VN30   1.339,92   +1,52/+0,11%  |   HNX30   473,37   +1,53/+0,32%
12 Tháng Hai 2025 1:53:54 CH - Mở cửa
GVR: ĐHĐCĐ - Lãnh đạo trả lời về hướng xử lý sở hữu chéo
Nguồn tin: BizLive | 14/06/2019 8:47:46 SA
Thông tin tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP (mã GVR) mới được tổ chức cho biết, 7 tháng năm 2018, GVR mẹ đạt tổng doanh thu 2.662 tỷ đồng, vượt 4,6% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế 1.327 tỷ đồng, bằng 82,7% kế hoạch; cổ tức 2,5%.
 
Năm 2019, GVR đặt kế hoạch sản xuất kinh doanh với các chỉ tiêu chính doanh thu 24.224 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 5.255 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 4.150 tỷ đồng đối với hợp nhất của Tập đoàn; doanh thu 4.612 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 2.900 tỷ đồng đối với Công ty mẹ - Tập đoàn. Cổ tức kế hoạch 6%, tương ứng GVR sẽ dành 2.400 tỷ đồng để chia cổ tức.
 
Năm nay, Công ty mẹ sẽ dành 2.216 tỷ đồng cho kế hoạch đầu tư phát triển, trong đó đầu tư xây dựng cơ bản là 470 tỷ đồng; đầu tư tài chính dài hạn 1.746 tỷ đồng.   
 
Đại hội thảo luận
 
Chủ tịch HĐQT, ông Trần Ngọc Thuận cho biết, mặc dù đã có những kết quả tích cực hơn từ khi cổ phần hoá nhưng những kết quả kinh doanh thực hiện trong năm 2018 chưa thực sự xứng với tiềm năng của Tập đoàn và sẵn sàng nhận các ý kiến đóng góp từ các cổ đông đã đầu tư vào cổ phiếu GVR.
 
Xin cho biết việc triển khai khu công nghiệp trên đất trồng cao su của Tập đoàn như thế nào?
 
Việc triển khai khu công nghiệp trên đất trồng cao su phụ thuộc vào quy hoạch của địa phương và đánh giá khả năng thu hút của các nhà đầu tư để đầu tư vào vùng quy hoạch.
 
Trong năm 2019 -2020, Tập đoàn sẽ tiếp tục triển khai mở rộng đầu tư và đầu tư vào KCN An Điền 300 ha, KCN Nam Tân Uyên giai đoạn II 360 ha, KCN Tân Bình và KCN Nam Pleiku (đang xin chủ trương đầu tư). Tập đoàn sẽ cố gắng đẩy nhanh việc phát triển các KCN để tận dụng cơ hội từ đầu tư nước ngoài tăng mạnh và đây là nguồn thu lớn trong tương lai. 
 
Định hướng sau năm 2021 - 2025 sẽ phát triển khoảng 5.000-7.000 ha ở khu vực Đồng Nai, 400-500 ha ở Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Nguyên, tùy thuộc vào quy hoạch địa phương, đánh giá nhu cầu của nhà đầu tư, có thể định hướng đầu tư vào KCN ở Long Thành – Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương (KCN Tân Bình), An Điền và Bắc Đồng Phú.
 
Tiến độ chuyển giao diện tích cao su Tập đoàn đang quản lý để thực hiện dự án sân bay Long Thành?
 
Đất mà GVR phải giao về cho dự án là trên 2.100 ha. Tập đoàn sẽ làm việc để chuyển giao 358 ha để làm dự án tái định cư ngay trong tháng 7-8 và đến cuối năm 2019, tháng 10/2020 phải thực hiện bàn giao đủ 2.100 ha.
 
Tập đoàn sẽ phối hợp tỉnh Đồng Nai để xúc tiến nội dung này. Mức giá đền bù dự kiến là 600 triệu đồng/ha, đối với cây cao su (trong khi ban đầu xác định khoảng 250 triệu đồng/ha). Lý do giá đến bù thấp là tập đoàn đã giữ cây 14-15 năm nay nên chất lượng cây không còn tốt, giá thanh lý thấp.
 
Thời gian dự kiến GVR sẽ chuyển lên sàn HOSE?
 
Do lượng cổ đông sở hữu cổ phiếu của Tập đoàn lớn vì vậy để đăng ký lưu ký hết toàn bộ số cổ phiếu của Tập đoàn tại Trung tâm Lưu ký mất 5-7 tháng vì vậy chưa thể thực hiện chuyển sàn trong năm 2018. GVR đang lập tài liệu hồ sơ theo quy định, thủ tục chuyển sàn, dự kiến trong quý III/2019 sẽ chuyển sàn niêm yết sang HOSE.
 
Tập đoàn đang hạn chế việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, liệu việc này có tiếp tục trong tương lai không?
 
Tập đoàn đã có văn bản báo cáo tính toán sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài tại Tập đoàn. Việc nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phiếu của Tập đoàn phải thực hiện theo đúng quy định và Tập đoàn phải thường xuyên theo dõi và báo cáo cho Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định.
 
Kế hoạch 2019 xây dựng trên kịch bản giá cao su bình quân bao nhiêu? Diện tích khai thác hợp lý?
 
GVR nhận định thị trường cao su – giá cao su có chiều hướng tăng, có chuyển biến tích cực so với năm 2018. Bên cạnh đó, khi xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2019, GVR có lường trước rủi ro từ chiến tranh thương mại.
 
Do giá cao su phụ thuộc vào nhiều yếu tố và Tập đoàn không thể chủ động trong việc xác định giá bán cao su bao nhiêu, tuy nhiên, trên cơ sở đánh giá thị trường, đánh giá của các tổ chức cao su thiên nhiên thế giới, Tập đoàn đang xây dựng phương án giá cao su bình quân, trên cơ sở biên độ lợi nhuận tối thiểu từ 2 -3 triệu đồng/tấn cao su.
 
Để đạt được biên lợi nhuận trên, Tập đoàn phải tiết giảm chi phí, giá thành kể cả tiền lương của người lao động (lương của người lao động năm 2018 chưa đến 6 triệu đồng/tháng, và không tăng trong năm 2019 trong khi sản lượng tăng, lợi nhuận tăng. Nếu giá bán tăng tạo điều kiện tăng lương thêm một chút cho người lao động).
 
Bên cạnh đó, Tập đoàn nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tối đa hóa lợi nhuận của lĩnh vực công nghiệp, gỗ và các lĩnh vực khác.
 
Theo đề án tái cấu trúc của Tập đoàn, Tập đoàn phải xử lý tình trạng sở hữu chéo giữa các công ty thành viên. Vậy Tập đoàn có chủ trương phương án như thế nào?
 
Một trong những nội dung quan trọng nhất hiện nay đó chính là việc rà soát, cơ cấu tại Tập đoàn theo Chỉ thị từ Chính phủ. Hiện Tập đoàn đang có sở hữu chéo tại 19 doanh nghiệp, trong đó có 7 công ty trong nước và 12 công ty nước ngoài.
 
Trong cuộc họp, phần đề xuất của Ban kiểm soát cũng nhấn mạnh rằng HĐQT Tập đoàn cần phải tập trung vào thực hiện tái cơ cấu những doanh nghiệp chưa hiệu quả; thực hiện chuyển đổi mô hình quản trị phù hợp với tình hình mới. Trước đó, tại buổi làm việc với Tập đoàn ngày 18/4, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, thành tích hay sai phạm hiện nay đều "từ đất mà ra". Vì thế Phó Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn này phải "phải kiểm soát từng mét vuông đất" sau cổ phần hoá.
 
Thực tế Tập đoàn đang vướng vi phạm khi công ty mẹ cùng góp vốn tại các công ty con. Việc này thực hiện trước khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ năm 2014. Trước đây, cách làm này tỏ ra hiệu quả khi nó có thể phát huy được toàn bộ nguồn lực của các thành viên trong Tập đoàn để triển khai dự án. Nhưng hiện nay, Nhà nước nắm cổ phần chi phối nên việc giải quyết vấn đề này phải tuân theo các quy định và thủ tục phức tạp. Hiện Uỷ ban Quản lý Vốn Nhà nước (Uỷ ban) đang làm việc với Tập đoàn và đưa ra một số phương án.
 
Cách đơn giản nhất là thực hiện việc bán cổ phần của Công ty mẹ hoặc của công ty con. Dù vậy, thực tế có những khó khăn nhất định. Thứ nhất, rất khó bán hoặc bán được sẽ không hiệu quả với các công ty hiện trong giai đoạn đầu tư cơ bản. Do đó, hướng xử lý là chuyển công ty con thành công ty TNHH một thành viên đối với các đơn vị phía Bắc, sau khi các công ty này hoạt động ổn định sẽ bán cổ phần ra công chúng.
 
Với các công ty tại nước ngoài, việc chuyển sở hữu tại 12 công ty tại nước ngoài hiện nay sẽ gặp vấn đề về thuế chuyển nhượng. Hiện giá cao su đang thấp, mức giá bán khó đạt hiệu quả. Sau khi Uỷ ban phê duyệt, GVR sẽ thực hiện việc thoái vốn.
 
Đối với trường hợp sở hữu tại CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (mã NTC), chủ trương của Tập đoàn? Tập đoàn sẽ mua lại cổ phiếu từ Phước Hòa (mã PHR) theo giá thỏa thuận hay Nam Tân Uyên sẽ phát hành thêm cho Tập đoàn với mức giá của cổ đông chiến lược?
 
Hiện Tập đoàn và Phước Hòa cùng góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp, chứ không phải đầu tư chéo.
 
Phương án được phê duyệt ban đầu mà GVR đề nghị là công ty thành viên PHR bán vốn tại NTC cho GVR để Tập đoàn tăng tỷ lệ  hữu lên 51% vốn tại Nam Tân Uyên. Tuy nhiên, giá cổ phiếu NTC hiện nay ở mức khá cao. Nếu PHR bán với giá thấp thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông của PHR.
 
Định hướng của Tập đoàn là Tập đoàn hoặc PHR sẽ thoái vốn trên sàn giao dịch chứng khoán. Việc lựa theo phương án nào Tập đoàn sẽ trình Uỷ ban, nếu Uỷ ban quyết định lựa chọn phương án nào thì Tập đoàn sẽ thực hiện phương án đó.
 
Hồng Quân
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Cổ phiếu liên quan