Nếu tách riêng, định giá Bách Hóa Xanh khoảng 1,5 tỷ USD trong khi Điện Máy Xanh là 2 tỷ USD và Thế Giới Di Động có giá 1 tỷ USD.
Giá trị vốn hóa thị trường của MWG trên sàn chứng khoán là hơn 51.000 tỷ đồng.
Công ty có thêm 200 tỷ đồng nhờ thương lượng lại giá thuê mặt bằng.
“Nếu chia tập đoàn này thành 3 công ty con thì Bách Hóa Xanh hiện nay phải được định giá khoảng 1,5 tỷ USD, Điện Máy Xanh phải được định giá 2 tỷ USD và Thế Giới Di Động do đang bị bão hòa cũng có giá khoảng 1 tỷ USD”, Ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE:
MWG) chia sẻ tại Shark Tank Forum 2020.
Tuy nhiên lãnh đạo
MWG nói rằng các mảng kinh doanh này phải nằm trong một tổng thể và không có dự định tách riêng, bởi vì ông không quá quan tâm đến giá cổ phiếu và thậm chí cảm thấy thú vị với mức định giá thấp này.
Ông Tài đánh giá Bách Hóa Xanh hiện tại đã nằm trong nhóm dẫn dầu về bán lẻ thực phẩm, trong khi doanh số Điện Máy Xanh và Thế Giới Di Động lớn hơn cả thị trường cộng lại. Hai chuỗi điện thoại và điện máy đang lãi lớn để bù đắp cho phần lỗ trong giai đoạn đầu tư Bách Hóa Xanh.
"Từ khi lên sàn năm 2014 đến nay,
MWG chưa từng gọi thêm vốn từ nhà đầu tư, khi đó công ty chỉ có mảng kinh doanh điện thoại. Nếu những người sở hữu cổ phần
MWG từ năm 2014 thì giờ được khuyến mãi thêm 2 mảng kinh doanh rất lớn là Điện Máy Xanh và Bách Hóa Xanh", nhà sáng lập công ty nói thêm.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu
MWG đang có giá 112.800 đồng/cp, tương đương giá trị vốn hóa thị trường hơn 51.000 tỷ đồng (hơn 2,2 tỷ USD).
Diễn biến giá cổ phiếu MWG từ khi lên sàn. Đồ thị: Tradingview.com
Tính đến cuối tháng 9, hệ thống của
MWG bao gồm 962 cửa hàng Thế Giới Di Động, 1.124 cửa hàng Điện Máy Xanh và 1.623 cửa hàng Bách Hóa Xanh. Doanh thu thuần 9 tháng toàn tập đoàn là 81.352 tỷ, riêng Bách Hóa Xanh đóng góp hơn 15.000 tỷ đồng.
Một chuỗi kinh doanh tương tự của VinCommerce bao gồm 122 siêu thị VinMart, 2.524 siêu thị mini VinMart+ và 14 nông trường VinEco (tại cuối tháng 9). Doanh thu 9 tháng của VinComerce đạt 23.678 tỷ đồng.
Hồi tháng 9/2019, Quỹ đầu tư GIC của Chính phủ Singapore đã thông báo dẫn đầu một nhóm nhà đầu tư rót 500 triệu USD để đổi lấy 16,26% cổ phần Thương mại và Dịch vụ VCM (công ty sở hữu 100% VinCommerce), như vậy định giá của VCM khi đó là hơn 3 tỷ USD.
6 hành động của MWG trong mùa dịch
Nói về tác động của đại dịch Covid-19, người đứng đầu
MWG cho rằng sức mua của người dân suy giảm và sẽ kéo dài trong vài năm. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp bán lẻ này đưa ra 6 hành động để vượt qua khó khăn.
Đầu tiên là phải bảo vệ dòng tiền, có thể treo hoặc làm chậm dòng tiền trung hạn. Tiếp đến là việc không kích cầu bởi vì việc này không có hiệu quả khi sức cầu giảm. Công ty cũng chủ trương “thắt lưng buộc bụng” nhằm cắt bỏ mọi chi phí có thể.
Các hành động tiếp theo là phải đoàn kết nhân sự (không sa thải, không tuyển thay thế…), duy trì hoạt động kinh doanh linh hoạt với từng tình huống, liên tục đánh giá lại tình hình.
Riêng về cắt giảm chi phí, ông Tài tiết lộ việc thương lượng lại giá thuê mặt bằng trong mùa dịch giúp công ty có thêm 200 tỷ đồng. Nguyên tắc thương lượng của doanh nghiệp là doanh thu phải tương xứng với chi phí thuê, nếu không sẽ bỏ địa điểm kinh doanh. Theo ông tỷ lệ chi phí thuê/doanh thu của
MWG hiện khoảng 1,5-2%.
MWG lấy thêm 200 tỷ đồng từ thương lượng lại chi phí thuê mặt bằng.
Dưới tác động của dịch Covid-19 trong năm nay, lãnh đạo
MWG cho rằng việc giữ được 80% lợi nhuận là giỏi, 90% là xuất sắc và 100% là thần thánh. Định hướng cho năm 2021, ông nói rằng
MWG sẽ đặt mục tiêu tăng trưởng và hiệu quả.
Theo báo cáo kinh doanh 10 tháng, doanh thu thuần
MWG tăng hơn 6% lên 90.102 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng gần 1% đạt 3.283 tỷ đồng và đã hoàn thành đến 95% kế hoạch lợi nhuận năm.