• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.248,26 -1,29/-0,10%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 11:05:01 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.248,26   -1,29/-0,10%  |   HNX-INDEX   222,33   +0,64/+0,29%  |   UPCOM-INDEX   92,82   +0,02/+0,02%  |   VN30   1.316,71   -0,24/-0,02%  |   HNX30   462,33   +2,08/+0,45%
21 Tháng Giêng 2025 11:14:13 SA - Mở cửa
Chủ tịch Minh Phú: Muốn chia cổ tức 5.000 đồng/cp nhưng cổ đông Nhật không đồng ý
Nguồn tin: Người đồng hành | 27/06/2020 2:39:21 CH
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) diễn ra sáng ngày 27/6, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT chia sẻ vào tháng 6/2019, doanh nghiệp bị cáo buộc nhập tôm thay bao bì bán vào Mỹ. Minh Phú phải dồn nhân lực để làm hồ sơ, rà soát hoạt động từ khâu nguyên liệu ra đến thành phẩm để trả lời câu hỏi xung quanh vụ kiện. Đến hiện nay, doanh nghiệp đã gửi câu trả lời tương đối hoàn thiện sang Mỹ. Theo kế hoạch, hải quan Mỹ qua thẩm tra và ra kết luận vào tháng 4. Song, dịch Covid-19 bùng phát khiến việc này bị trì hoãn đến tháng 10.
 
Cũng chính vì dồn lực cho vụ kiện mà kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019 của Minh Phú giảm sút và không thực hiện kế hoạch năm. Doanh thu thuần năm 2019 đạt 16.998 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,43% so năm trước và thực hiện 89% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 441 tỷ đồng, giảm 37,2% và thực hiện 39% kế hoạch năm.
 
Đồng thời,sau khi huy động vốn từ Mitsui, Minh Phú có kế hoạch xây mhà máy Minh Quý phục vụ cho thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, vụ kiện làm kế hoạch bị chậm tiến độ, kết hợp diễn biến Covid-19 thì doanh nghiệp quyết định chưa triển khai xây dựng dự án mà tập trung tối đa hóa các nhà máy hiện tại.
 
Dựa trên kết quả đạt được, HĐQT Minh Phú trình cổ đông phương án chi 300 tỷ đồng để chia cổ tức tiền mặt, tỷ lệ 15% cho năm 2019.
 
Tại đại hội, cổ đông cho rằng mức cổ tức 15% (300 tỷ đồng) phù hợp với kết quả kinh doanh năm 2019 của doanh nghiệp nhưng không thực hiện được cam kết với cổ đông Nhật Bản MPM Investments (công ty con của Mitsui). Bình luận vấn đề này, Chủ tịch HĐQT chia sẻ bản thân muốn giữ nguyên tỷ lệ chia 50% tiền mặt (tức 5.000 đồng/cp). Song chính đối tác Nhật đề xuất chỉ chi ra khoảng 88 tỷ đồng chia cổ tức. Mitsui & Co cho rằng trong bối cảnh doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19, xuất khẩu 5 tháng đầu năm giảm thì không nên chia cổ tức 5.000 đồng/cp.
 
Qua trao đổi nhiều thì các bên thống nhất chia 1.500 đồng/cp (300 tỷ đồng), gấp 3 lần so với đề nghị Mitsui. Đồng thời, ông Quang cung cấp thêm thông tin cổ đông Mitsui cho rằng nếu tình hình khả quan hơn thì cuối năm có thể họp bàn chia thêm cổ tức.
 
Xuất khẩu được đẩy mạnh vào tháng 7, không thiếu nguyên liệu cho sản xuất
 
Chủ tịch Minh PHú chia sẻ dịch bệnh khiến thị trường xuất khẩu tôm của doanh nghiệp ảnh hưởng nhiều do doanh thu bán vào hệ thống nhà hàng, khách sạn, sòng bài, tàu du lịch chiếm 50% nhưng các dịch vụ này bị đóng cửa chỉ còn hoạt động 20%. Do vậy, 5 tháng đầu năm, giá trị sản xuất của Minh Phú giảm 8% và xuất khẩu giảm 25% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp đã ký nhiều hợp đồng nhưng chưa xuất đi được khiến lượng hàng tồn kho tăng cao. Theo đó, ước lợi nhuận quý II khoảng 200 tỷ đồng, tháng 4 và 5 lợi nhuận không tốt do ảnh hưởng dịch bệnh, tháng 6 khá hơn nhưng phải từ tháng 7 trở đi xuất khẩu mới tăng mạnh.
 
Năm 2020, HĐQT trình kế hoạch xuất khẩu 638 triệu USD, tương đương thực hiện năm trước. Doanh thu 15.206 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 915 tỷ đồng, lần lượt giảm 10,5% và tăng 100% so với năm 2019. Lãnh đạo doanh nghiệp tôm khẳng định kế hoạch kinh doanh 2020 đã được tính toán rất kỹ và tự tin hoàn thành, song vẫn có rủi ro lớn là làn sóng dịch bệnh bùng phát lần nữa.
 
Năm 2019, Minh Phú đầu tư mạnh cho vùng nuôi công nghệ cao, nhất là tháng 3 đến tháng 5, đầu tư khoảng 400 ao ở Lộc An, 360 ao ở Kiên Giang. Tuy nhiên, sau khi kết thúc vụ nuôi 2019 cho cán bộ công nhân viên nghỉ Tết thì sau đó dịch Covid-19 bùng phát. Do vậy, nhân lực nuôi tôm thiếu trầm trọng. Doanh nghiệp chỉ nuôi thả được 50% ao, như ở Lộc An nuôi được 206 ao, Kiên Giang 201 ao. Ước tính cả vùng nuôi công nghệ cao và truyền thống, Minh Phú đáp ứng được 30.000 tấn tôm năm nay (riêng công nghệ cao 20.000 tấn)
 
Mặt khác, dịch bệnh trên toàn cầu, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia cũng bị ảnh hưởng nặng nên tình hình nuôi tôm gặp khó khăn. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) dự báo sản lượng nuôi giảm 30%. Dịch Covid-19 cũng làm cho lượng tiêu thụ tôm giảm, tồn kho tăng cao khiến các hộ nông dân hoảng loạn. Nhiều hộ nông dân neo ao lại, nuôi tôm lớn đến mức 20 con/kg. Nhờ vậy, size tôm 25-30 kg/con có giá thấp hơn cùng kỳ đến hơn 20.000 đồng/kg.
 
Những yếu tố này khiến cho áp lực tôm nguyên liệu không lớn, Minh Phú nhập được giá tốt nên ban lãnh đạo đề ra kế hoạch lợi nhuận gấp đôi năm trước dù doanh thu giảm.
 
Ngoài ra, Minh Phú đang nghiên cứu công nghệ thu tỉa nhiều lần để nâng số lần thu hoạch từ 3 lần lên 9 lần/năm. Mục tiêu là thu đủ các kích cỡ (size) tôm đáp ứng nhu cầu đa dạng. Hệ thống nhà hàng tiêu thụ size 30-35 con/kg trong khi siêu thị thì tiêu thụ cỡ nhỏ 50-60 con/kg.
 
Đối với hiệp định EVFTA, ông Quang cho rằng khi mới có hiệu lực chỉ sản phẩm tôm tươi được giảm về 0% từ mức 4,2% ngay lập tức nên hưởng lợi không nhiều. Sau 3 đến 7 năm, thuế mặt hàng tôm hấp giảm từ 15% về 0%. Do đó, Minh Phú tập trung mặt hàng tôm hấp để bán vào châu Âu (EU) với kế hoạch nâng dần tỷ lệ xuất khẩu từ 12% lên 14% và khi về 0% thì nâng lên 20-25%.
 
Ngoài ra, đại hội bầu ông Nagoya Yutaka vào HĐQT thay ông Tsukahara Keiichi, thông qua phương án phát hành tối đa 500.000 cp ESOP giá 10.000 đồng/cp và ngân sách đầu tư 250 tỷ đồng cho năm 2020 để mở rộng nhà máy Minh Phú Cà Mau.
 
Đại hội kết thúc với việc thông qua tất cả các tờ trình.