15h00
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 6,23 điểm (-0,52%) xuống 1.186,05 điểm. Toàn sàn có 193 mã tăng, 254 mã giảm và 37 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,52 điểm (0,23%) lên 222,49 điểm. Toàn snaf có 90 mã tăng, 113 mã giảm và 56 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,04 điểm (0,05%) lên 77,93 điểm.
Khối lượng giao dịch phiên hôm nay tiếp tục đạt đến hơn 1,08 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch là 22.185 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 2.700 tỷ đồng. Giá trị khớp lệnh tiếp tục lập kỷ lục với 19.488 tỷ đồng.
13h50
Áp lực chốt lời xuất hiện ngay từ đầu phiên chiều đã đẩy hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn giảm giá trở lại, VN-Index vì vậy cũng đảo chiều lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Hiện tại,
HVN giảm 2,7% xuống 31.150 đồng/cp, VHM giảm 2,6% xuống 100.700 đồng/cp, VIC giảm 2,2% xuống 111.900 đồng/cp, VNM giảm 1,7% xuống 114.300 đồng/cp.
VN-Index giảm 7,55 điểm (0,63%) xuống 1.184,73 điểm. HNX-Index tăng 0,32 điểm (0,14%) lên 222,29 điểm. UPCoM-Index giảm 0,07 điểm (-0,09%) xuống 77,82 điểm.
11h30
Các cổ phiếu ngân hàng như VPB, SHB, TCB,
VIB,
CTG... đều đồng loạt tăng giá mạnh và giúp duy trì vững sắc xanh của các chỉ số.
VN-Index tạm dừng phiên sáng tăng 3,62 điểm (0,3%) lên 1.195,9 điểm. Toàn sàn có 248 mã tăng, 177 mã giảm và 52 mã đứng giá. HNX-Index tăng 2 điểm (0,9%) lên 223,97 điểm, Toàn sàn có 83 mã tăng, 106 mã giảm và 57 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,16 điểm (0,21%) lên 78,05 điểm.
Thanh khoản vẫn ở mức rất cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 698 triệu cổ phiếu, trị giá 14.244 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 1.066 tỷ đồng. Khối ngoại vẫn bán ròng khoảng 255 tỷ đồng trên sàn HoSE.
10h22
HNX tăng 0,3% lên 16.150 đồng/cp. Bà Võ Thị Mỹ Hạnh, Tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico - HoSE:
HNG) đăng ký bán toàn bộ 505.000 cổ phiếu
HNG nhằm cân đối tài chính cá nhân. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 15/1 đến 9/2.
10h14
Thị trường chứng khoán mở của phiên giao dịch ngày 13/1 với sắc xanh tiếp tục bao trùm lên nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, các chỉ số vì vậy cũng được kéo lên trên mốc tham chiếu, trong đó, có thời điểm VN-Index đã vượt được mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, tương tự như các phiên trước, áp lực chốt lời vẫn là khá mạnh và phần nào khiến đà tăng của các chỉ số bị ảnh hưởng.
Hiện tại, các mã như
GVR,
BVH,
VIB,
CTG,
SAB,
FPT... đồng loạt tăng giá mạnh trong đó,
GVR tăng đến 6,7% lên 31.800 đồng/cp,
BVH tăng 3,4% lên 70.500 đồng/cp,
VIB tăng 1,9% lên 35.100 đồng/cp,
FPT tăng 2% lên 67.100 đồng/cp.
Ở chiều ngược lại, những cái tên tăng mạnh ở phiên trước gồm
BCM hay
HVN đang có sự điều chỉnh đáng kể trở lại.
BCM giảm 3,1% xuống 50.500 đồng/cp,
HVN giảm 1,4% xuống 31.550 đồng/cp.
VN-Index tăng 5,31 điểm (0,45%) lên 1.197,59 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 329 triệu cổ phiếu, trị giá 6.774 tỷ đồng. HNX-Index tăng 1,28 điểm (0,58%) lên 223,25 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 78,8 triệu cổ phiếu, trị giá 1.300 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,19 điểm (0,24%) lên 78,08 điểm.
VN-Index tiếp tục đi lên ở phiên 12/1 bất chấp đôi lúc phải chịu áp lực chốt lời mạnh. Như vậy, chỉ số này đã có 8 phiên tăng điểm liên tiếp. Khối ngoại vẫn giao dịch theo chiều hướng tiêu cực khi bán ròng 277 tỷ đồng.
Theo Chứng khoán MB (
MBS), các nhịp rung lắc như trong phiên hôm nay vẫn tiếp diễn nhưng thị trường có nhiều cơ hội để vượt đỉnh lịch sử trong phiên ngày mai.
Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục hướng về mức 1.200 điểm của VN-Index trong phiên kế tiếp và nhịp điều chỉnh có thể sẽ xuất hiện tại đây.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 12/1, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều tăng. Dow Jones tăng 60 điểm, tương đương 0,19%, lên 31.068,69 điểm. S&P 500 tăng 1,58 điểm, tương đương 0,04%, lên 3.801,19 điểm. Nasdaq tăng 36 điểm, tương đương 0,28%, lên 13.072,43 điểm.
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương trái chiều trong phiên 12/1. Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản tăng 0,26%. Thị trường Nhật Bản trái chiều với Nikkei 225 tăng 0,09% còn Topix tăng 0,16%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,71%.
Thị trường Trung Quốc tăng mạnh nhất khu vực với Shanghai Composite tăng 2,18% còn Shenzhen Component tăng 2,28%. Đây là lần đầu tiên Shanghai Composite đóng cửa trên 3.600 điểm kể từ tháng 12/2015. Hang Seng của Hong Kong tăng 1,32%. Thị trường Australia giảm với ASX 200 mất 0,27%.
Giá dầu Brent tương lai tăng 92 cent, tương đương 1,7%, lên 56,58 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 56,75 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 2/2020. Giá dầu WTI tương lai tăng 96 cent, tương đương 1,8%, lên 53,28 USD/thùng.