• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.269,89 -9,88/-0,77%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.269,89   -9,88/-0,77%  |   HNX-INDEX   225,88   -1,55/-0,68%  |   UPCOM-INDEX   91,90   -0,24/-0,27%  |   VN30   1.348,92   -9,11/-0,67%  |   HNX30   487,21   -5,78/-1,17%
22 Tháng Mười 2024 8:25:40 CH - Mở cửa
STK: CEO - Kế hoạch lợi nhuận 2021 ít nhất bằng mức thực hiện 2019
Nguồn tin: Người đồng hành | 22/01/2021 11:36:25 SA
Sợi Thế Kỷ dự kiến lên kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2021 cao hơn nhiều so với 2020 và ít nhất bằng mức thực hiện 2019.
Năm 2020, doanh nghiệp lãi 134 tỷ đồng, giảm 33% so với năm 2019.

 
CEO Sợi Thế Kỷ đánh giá triển vọng ngành dệt may nói chung và ngành sợi nói riêng năm 2021 tích cực hơn 2020. Ảnh: M.H
 
Trao đổi với Người Đồng Hành, ông Đặng Triệu Hòa – Tổng giám đốc Sợi Thế Kỷ đánh giá ngành dệt may đang trên đà phục hồi trước kỳ vọng kiềm chế được bệnh dịch tại các thị trường tiêu dùng lớn như Mỹ, châu Âu nhờ triển khai tiêm vắc xin phòng chống Covid-19. Bên cạnh đó, việc các thương hiệu lớn như Nike, Adidas, H&M, ZARA, Uniqlo đều tích cực phát triển kênh bán hàng online góp phần duy trì sự ổn định. Do vậy, triển vọng ngành sợi trong năm 2021 sẽ tích cực hơn năm 2020. 
 
Nhu cầu sử dụng các trang phục thể thao và thường phục khá ổn định do người tiêu dùng chú trọng tới việc chăm sóc sức khỏe và xu hướng làm việc tại nhà. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng quan tâm nhiều hơn tới các sản phẩm thân thiện môi trường, ông Hòa cho biết.
 
Với Hiệp định RCEP, Tổng giám đốc Sợi Thế Kỷ cho rằng tác động tới ngành không nhiều. Việt Nam không mất đi lợi thế cạnh tranh vì ưu đãi  thuế quan được hưởng tại các nước Nhật Bản, Australia theo các hiệp định VJEPA hay CPTPP đều đang cao hơn so với mức ưu đãi thuế quan mà các quốc gia này cam kết cho Trung Quốc theo hiệp định RCEP. Cam kết cắt giảm thuế suất của Australia cho Việt Nam theo hiệp định CPTPP cũng thuận lợi hơn cam kết cắt giảm thuế suất theo hiệp định RCEP.
 
Song, do các quy tắc xuất xứ mà Nhật Bản áp dụng cho một số nhóm mặt hàng như giày thể thao (nhóm 6401) hay quần áo (chương 61-63) theo RCEP dễ hơn so với quy tắc áp dụng trong các hiệp định hiện tại như ASEAN – Nhật Bản, VJEPA nên các doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng nguyên liệu từ Trung Quốc để sản xuất hàng xuất khẩu sang Nhật Bản. Điều này có thể gây bất lợi cho các doanh nghiệp sản xuất sợi, vải của Việt Nam.
 
Dù vậy, rủi ro này có thể bị hạn chế do các thương hiệu hàng đầu ngày càng giảm tồn kho. Thời gian từ lúc đặt hàng tới khi giao hàng bị rút ngắn nên nhu cầu về vải, sợi tại Việt Nam để đáp ứng thời gian giao hàng ngày càng nhiều. Trên thực tế các nhà mua hàng (thương hiệu) đều thực hiện chính sách ưu tiên đơn hàng có nguồn cung nguyên vật liệu tại chỗ, nguyên liệu nhập khẩu chỉ được chấp nhận khi nguồn trong nước không đáp ứng được. Đại đa số thương hiệu đã và đang hoạch định theo hướng sản phẩm tiêu thụ ở châu Mỹ, châu Âu làm từ chuỗi cung ứng các nước Đông Nam Á, sản phẩm tiêu thụ tại Trung Quốc thì làm tại Trung Quốc.
 
Với Sợi Thế Kỷ, để đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, ông Hòa cho biết đơn vị sẽ tiếp tục định hướng phát triển sản phẩm sợi tái chế, sợi màu và các sản phẩm có tính năng đặc biệt (thoát mồ hôi, chống tia UV, sợi co giãn cao…). Mặt khác, doanh nghiệp cũng tiếp tục thúc đẩy việc hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong ngành và thâm nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng của các thương hiệu lớn nhằm đảm bảo đơn hàng. Để làm được điều này, ngoài hoạt động phát triển sản phẩm mới, đơn vị đang đẩy mạnh các hoạt động phát triển sản phẩm, chất lượng sản phẩm, kiểm soát chi phí và chú trọng tới các khía cạnh phát triển bền vững.
 
Về kế hoạch kinh doanh 2021, vị CEO tiết lộ dự kiến doanh thu và lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều so với năm 2020 và ít nhất là bằng với kết quả của năm 2019. Con số cụ thể chưa được tiết lộ.
 
Theo thống kê, năm 2019 là năm Sợi Thế Kỷ ghi nhận lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay với 214 tỷ đồng nhờ đẩy mạnh mặt hàng sợi tái chế, trong khi sợi truyền thống bị ảnh hưởng thương chiến Mỹ - Trung, khách hàng e ngại đặt hàng và Trung Quốc bán phá giá giải phóng hàng tồn kho.

 
Đơn vị: tỷ đồng
 
Sang năm 2020, ảnh hưởng của dịch Covid-19, doanh nghiệp báo cáo doanh thu giảm 21% so với năm 2019, lãi sau thuế giảm 33% về 143 tỷ đồng. Doanh thu và lợi nhuận Sợi Thế Kỷ giảm mạnh nhất trong quý II – thời gian cao điểm dịch bệnh.
 
Riêng quý IV, mặc dù doanh thu vẫn giảm nhẹ 1,2% nhưng lợi nhuận tăng 28%. Sợi Thế Kỷ lý giải doanh thu giảm do giá mua nguyên liệu giảm khiến giá bán giảm theo. Tuy nhiên, đơn vị tăng tỷ trọng bán hàng tái chế vốn có biên lợi nhuận tốt hơn, quý IV/2020 doanh thu hàng tái chế chiếm 58,4% doanh thu, cùng kỳ năm trước là 42,5%.