• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 3:58:21 CH - Mở cửa
Kịch bản nào cho VN-Index trong quý IV?
Nguồn tin: Người đồng hành | 06/10/2021 9:22:09 SA
BSC đánh giá, P/E VN-Index vẫn khá thấp so với khu vực châu Á.
P/E VN-Index được dự báo tăng lên mức 17,5 lần do kết quả kinh doanh quý III có thể giảm 15 - 20% so với cùng kỳ.
VN-Index duy trì tích cực kiểm tra lại ngưỡng 1.400 điểm vào cuối năm 2021 là kịch bản thứ nhất mà BSC đưa ra. 
Trong kịch bản thứ 2, VN-Index có khả năng tiếp tục duy trì xu hướng giao dịch giằng co 1.300 – 1.360 điểm.
 
Trong báo cáo vĩ mô và thị trường quý III, Chứng khoán BIDV (BSC) đưa ra hai kịch bản cho thị trường chứng khoán quý IV. Ở kịch bản thứ nhất, VN-Index có thể chuyển biến tích cực sau giai đoạn tích lũy hẹp từ 1.320 – 1.360 điểm nhờ tâm lý và dòng tiền tích cực trở lại sau dịch bệnh. Hoạt động kinh tế đẩy mạnh sau dịch bệnh và khối ngoại không bán ròng quá mạnh sẽ hỗ trợ cho VN-Index duy trì tích cực kiểm tra lại ngưỡng 1.400 điểm vào cuối năm 2021.
 
Kịch bản thứ hai là VN-Index sẽ diễn biến phân hóa giằng co khi không có nhóm hoặc cổ phiếu lớn dẫn dắt. Nền kinh tế không thể mở cửa nhanh sau dịch bệnh, khối ngoại duy trì đà bán ròng hiện tại, VN-Index có khả năng tiếp tục duy trì xu hướng giao dịch giằng co 1.300 – 1.360 điểm với sự phân hóa mạnh của các dòng cổ phiếu theo kỳ vọng.
 
Với kịch bản VN-Index tiếp tục tích lũy, phân hóa, dự báo vốn hóa và thanh khoản tiếp tục đi ngang trong quý IV.
 
BSC đánh giá, P/E VN-Index vẫn khá thấp so với khu vực châu Á. P/E VN-Index cuối quý III ở mức 16,3 lần, giảm 14,8% với quý trước, và thấp hơn mức 16,5 lần bình quân 5 năm. Mức P/E sụt giảm do giá cổ phiếu giảm và lợi nhuận quý II cải thiện tốt. P/E VN-Index được dự báo tăng lên mức 17,5 lần do kết quả kinh doanh quý III có thể giảm 15 - 20% so với cùng kỳ.

 
Xu hướng bán ròng của khối ngoại cũng được dự báo nhiều khả năng chưa sớm đảo chiều trong quý IV.
 
Về chiến lược đầu tư quý IV, BSC khuyến nghị nhà đầu tư có thể cân nhắc ngành liên quan đến lĩnh vực đầu tư công như xây dựng hạ tầng, nguyên liệu (đá, thép, xi măng, nhựa đường …) hưởng lợi việc đẩy đầu tư công trong nước và thế giới. Cùng với đó là cân nhắc nắm giữ các nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ mở cửa như bán lẻ, vận tải, sản xuất và nhóm cổ phiếu có tiềm năng tiếp tục hồi phục như công nghệ thông tin – bưu chính viễn thông. Nhóm cổ phiếu xuất khẩu như hóa chất, gỗ, may mặc, thủy sản, logistic...cũng được cân nhắc nắm giữ nhờ nhu cầu thế giới hồi phục.
 
Nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý, mua và mở mới vị thế khi các cổ phiếu giảm về những ngưỡng hỗ trợ mạnh hoặc tích lũy ngắn hạn đồng thời tránh việc mua đuổi.
 
Về yếu tố vĩ mô, BSC điều chỉnh giảm triển vọng GDP 2021 xuống 3,47%. Tuy vậy, cũng chưa thể loại trừ khả năng dịch vẫn tác động tiêu cực một phần, kéo theo GDP tăng thấp, ước đạt mức 2,54% so với cùng kỳ.

 
Lượng doanh nghiệp dừng kinh doanh ngắn hạn tháng 9 giảm 28,2% so với tháng trước, giải thể giảm 25,4%. Tuy nhiên, lượng mới thành lập đồng thời giảm 32,3%. BSC cho biết lượng ngừng kinh doanh trong ngắn hạn cùng lượng giải thể tiếp tục giảm cho thấy phần nào khả năng thích ứng, trong hoàn cảnh dịch kéo dài tác động hoạt động của khối doanh nghiệp. Bối cảnh làn sóng dịch bệnh lần thứ tư dần được kiểm soát, tốc độ tiêm vaccine được tiếp tục duy trì tại mức cao, hoạt động sản xuất kinh doanh khả năng phục hồi tích cực trong những tháng cuối năm 2021. Nhìn chung, việc nhiều tỉnh thành kết thúc giãn cách tạo điều kiện cho khôi phục tiêu dùng, đặc biệt giai đoạn cuối năm.

 
BSC ước tính tăng trưởng xuất nhập khẩu cho năm 2021 ở mức 19,4% so với năm trước trong khi nhập khẩu duy trì ở mức tăng 30,2% vào năm 2021 do các lệnh giãn cách xã hội sẽ suy giảm dần và có thể chấm dứt vào tháng 10.

 
CTCK này tăng dự báo ước tính CPI năm 2021 đạt mức 3,2%-3,5% chủ yếu do giá lương , thực phẩm vầ giá dầu đều duy trì đà tăng. Các giả định chính gồm giá dầu Brent dao động trong vùng 75 -80 USD/thùng vào quý III; Giá lương thực , thực phẩm thường tăng trở lại vào thời kỳ cuối năm; Giá khí tăng mạnh có thể gây áp lực nhẹ lên lạm phát.