• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
22 Tháng Mười Một 2024 10:28:58 CH - Mở cửa
Chứng khoán 24/12: Phiên cứu nguy hơi “trễ” của Ngân hàng
Nguồn tin: BizLIVE | 24/12/2021 3:55:00 CH
Đã có một số kỳ vọng rằng Ngân hàng sẽ phải xuất hiện từ phiên hôm qua để vực lại tâm lý. Tuy nhiên, phải sang đến chiều này, cả nhóm này mới khẩn trương nhập cuộc để vớt lại xu hướng tăng.
 
Việc vá xu hướng đã rất vất vả trong sáng nay và đến phiên chiều VN-Index còn có 1 lần nhúng xuống dưới tham chiếu. 
Các cổ phiếu trụ đã có cơ hội thử sức nhưng đều khá nhạt nhòa. VHM (+0,48%), MSN (0%), VIC (+0,5%), GAS (+0,5%) đều đã không làm được.
Nên sự chú ý được dồn về hết nhóm Ngân hàng. Thực tế, đã có kỳ vọng Ngân hàng phải tham gia từ phiên hôm qua nhưng chỉ có EIB tăng trần và CTG trụ lại trên tham chiếu. 
Sau nhịp nhúng về dưới tham chiếu chiều nay, cả nhóm mới khẩn trương vào giải cứu. VCB (+2,6%) đã rướn thêm, còn VPB (+5,7%), TCB (+3,3%) cũng vào top kéo điểm, chỉ đứng sau VCB.
Hiệu ứng đồng lòng được ghi nhận SHB (+7%), HDB (+6,9%), TPB (+6,9%), SSB (+6,7%), LPB (+5,1%), OCB (+4,9%), VIB (+3,4%), MBB (+3,1%) cũng tăng mạnh trong đó SHB, HDB, EIB tăng trần.
Xét về giao dịch, tiền vào Ngân hàng là không hề ấn tượng khi mã giao dịch mạnh nhất là VPB cũng chỉ đạt hơn 400 tỷ đồng. Vì vậy, sóng Ngân hàng có thể vẫn chưa khả thi và nhịp tăng hôm nay chủ yếu là để bảo toàn xu hướng nhiều hơn.
Với thị trường, "liều thuốc" Ngân hàng có hiệu nghiệm thể hiện qua sắc xanh đã giành lại sự chủ động. Số mã tăng cuối phiên đạt 270 mã so với 191 mã giảm và 45 mã đứng giá tham chiếu.
Nhóm Chứng khoán, Bất động sản ghi nhận FLC (+0,3%), DXG (+1,33%), VND (+1,4%), DIG (+0,45%), SSI (+0,1%), FIT (+1,64%)… lấy lại sắc xanh.
Tất nhiên, vẫn có một số trường hợp khó giải quyết như POW (-6,76%), LDG (-6,86%), ROS (-6,06%), HAG (-4,7%) có quá nhiều cổ phiếu bị chốt lời ra. POW đạt giá trị tới 1.199 tỷ đồng, chỉ kém MSN khoảng 150 tỷ đồng.
Chốt phiên, VN-Index tăng 20,07 điểm lên 1.477,03 điểm (+1,38%). Thanh khoản đạt 25.443 tỷ đồng.
Còn HNX-Index tăng 0,68% lên 445,61 điểm và UPCoM-Index tăng 0,61% lên 110,2 điểm. Giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 5.000 tỷ đồng.
 
*****
Điểm số của thị trường dù thu hẹp về cuối phiên nhưng sắc xanh vẫn được duy trì. Các cổ phiếu như POW, ROS, LDG, HAG tuy nhiên lại đang giảm mạnh và cho thấy tiền nóng đang quay vòng rất nhanh.
 
 
Chỉ số VN-Index sáng 24/12
 
VN-Index chưa thể lấy lại mốc MA20 ngay lập tức. Cuối phiên sáng, các mã kéo điểm chủ động giảm tốc khiến đà tăng thu hẹp lại. Chỉ số chỉ còn tăng 3,38 điểm lên 1.460 điểm. 
Cảm giác chông chênh có thể vẫn còn nhưng khi các cổ phiếu trụ cột không có sức ép thì cũng không cần phải lo ngại. 
Tuy nhiên, dòng tiền tại các cổ phiếu Midcap hoặc POW lại có những chuyển động rất nhanh và khó lường. Mã POW (-6,22%) đã nhiều lần bị bán về giá sàn cuối phiên sáng nay và đang có lượng tiền giao dịch lớn chưa từng thấy.
Tổng giá trị của POW đạt 827 tỷ đồng, chỉ xếp sau đúng MSN (1.277 tỷ đồng) và còn nhỉnh hơn HPG gần 250 tỷ đồng.
Các mã ROS (-5,3%), LDG (-6,38%), FLC (-3,71%), HAG (-4,03%) cũng giảm với biên độ mạnh và đều có trên 200 tỷ đồng. 
So với phần lớn các cổ phiếu khác, đây là những biến động lớn hơn rõ rệt khi các mã chủ yếu dao động +/- 2%. Các mã như DPM (-1,8%), DIG (-1,8%), DXG (-2,06%), SCR (-2,05%), SSI (-0,41%), AAA (-0,93%), DLG (-1,44%), VCG (-1,67%), KBC (-1,33%), FIT (-0,33%) là những mã đang mang tính thị trường cao nhưng cũng đều không có trạng thái biến động lớn.
Tổng cộng, cả HOSE đang có 52,5% mã giảm so với 38,5% mã tăng và 8% mã đứng giá tham chiếu. Giá trị giao dịch đạt 15.151 tỷ đồng.
Còn trên HNX, các cổ phiếu biến động mạnh chưa xuất hiện khi mã giao dịch tốt nhất chỉ là CEO (-3,4%) với gần 390 tỷ đồng. Các mã đóng góp chính cho điểm số như IDC (+3%) và PVS (+0,8%) chỉ chủ yếu luân phiên giữ nhịp cho chỉ số.
HNX-Index hầu như vẫn giữ được thành quả tăng, +0,28% lên 443,87 điểm. Giá trị giao dịch sàn đạt 2.063 tỷ đồng.
 
*****
 
Chỉ số đã để thủng xu hướng tăng ngắn hạn nhưng nguy cơ giảm sâu hơn là khó xảy khi chứng khoán thế giới đang ổn định trở lại. Nỗ lực của phiên sáng nay cũng hoàn toàn chỉ nhắm đến việc vá lại lỗ thủng sau phiên thanh khoản kỷ lục.
 
Nhà đầu tư có thể có gắng đi tìm những lý để thị trường hôm qua mất 20 điểm nhưng nếu loại trừ hết thì khả năng tiêu cực đang khó xảy ra. 
Tình hình dịch bệnh trong nước vẫn chưa có nhiều chuyển biến mới trong khi chứng khoán thế giới còn đang dần ổn định lại. Trong đêm qua, S&P 500 lại tiếp tục thiết lập mức đỉnh thời đại mới nhờ chỉ số tâm lý người tiêu dùng tăng trong tháng 12, lượng Bất động sản bán ra tăng trong tháng 11.
Lý do chính kích hoạt việc chốt lời của nhà đầu tư chủ yếu chỉ do VN30 đã có pha điều chỉnh để tạo ra tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư.
Chính nhóm này trong phiên sáng nay đã sớm ổn định lại nhất với số mã tăng ghi nhận được trên 20 mã. HPG (+2,7%) còn đang tăng lên trên 46.000 đồng/cổ phiếu sau khi không để thủng vùng giá 44.000 đồng/cổ phiếu trong chiều qua. Qua đó thúc đẩy sự hồi phục ở HSG (+3%), NKG (+3,8%), SMC (+3,4%)
Các mã Ngân hàng VCB (+1,4%), VPB (+1,7%), CTG (+1,6%), BID (+2,6%), VIB (+1,3%), TPB (+1,3%), EIB (+2,9%) cũng đồng loạt tăng giá. 
Trong khi đó, GAS (+1,7%), PLX (+0,9%) cũng cầm nhịp để Dầu khí tiếp tục có nhiều mã nổi bật. Hiện PVD (+4,2%) vẫn tăng mạnh sau phiên tăng trần. Còn PXS thậm chí còn tăng kịch biên độ.
Lúc này chỉ còn đúng POW (-5,1%) giảm mạnh về 17.550 đồng/cổ phiếu là cổ phiếu. Cổ phiếu đang được truyền tay nhau thông tin có thể lỗ quý 4/2021 do nhà máy Vũng Áng bảo trì sự cố.
Với MSN (+0,58%), đà tăng là không quá ấn tượng nhưng cổ phiếu này đang ở phiên tăng thứ 5 liên tiếp. Giá trị giao dịch lại nổi bật khi đứng đầu toàn HOSE với hơn 1.200 tỷ đồng.
Một số phiếu nổi bật ở nhóm Midcap như HNG (+6,81%), FRT (+4,1%), GEX (+5,22%) cũng ghi nhận đà tăng tốt trong đó FRT đã liên tục lập kỷ lục giá trong thời gian gần đây. Nhiều khả năng, FRT vẫn chưa dừng lại quá trình tăng giá.
Tính đến 10h30, VN-Index đang tăng lên 1.469 điểm, ngay sát đường MA20. Giao dịch không thể vượt được phiên hôm qua nhưng cũng đạt gần 10.500 tỷ đồng.
Trên HNX, giao dịch giằng co ở CEO (-1,35%) nhưng các mã IDC (+1,15%), PVS (+1,5%) đang đem lại sắc xanh cho chỉ số. HNX-Index tăng lên 445 điểm.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức