• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.247,52 -2,03/-0,16%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 11:45:01 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.247,52   -2,03/-0,16%  |   HNX-INDEX   222,17   +0,48/+0,22%  |   UPCOM-INDEX   92,73   -0,07/-0,08%  |   VN30   1.315,94   -1,01/-0,08%  |   HNX30   461,72   +1,47/+0,32%
21 Tháng Giêng 2025 11:46:58 SA - Mở cửa
Hai thế mạnh tạo lực hút đầu tư vào Phú Yên
Nguồn tin: Báo Đầu tư | 26/12/2021 10:10:00 SA
Ông Phạm Đại Dương, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên nhìn nhận, ngoài tiềm năng lớn về du lịch, thì nông nghiệp và kinh tế biển là 2 thế mạnh mà Phú Yên có thể khai thác, thu hút đầu tư.
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp
 
Là tỉnh thuần nông với 80% diện tích là đất nông nghiệp, 90% dân số canh tác nông nghiệp, những năm qua, Phú Yên thực hiện tái cơ cấu ngành theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, thu hút đầu tư các dự án có chất lượng để khai thác tối đa tiềm năng mà lĩnh vực này mang lại. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát khiến chuỗi cung ứng, lưu thông gặp nhiều khó khăn, vai trò quan trọng của an ninh lương thực càng được thể hiện rõ. Theo lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên, để phát huy thế mạnh của ngành nông nghiệp, Phú Yên không còn cách nào khác là phải áp dụng công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm giá trị gia tăng cao.
 
Vì vậy, Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên đã quán triệt thống nhất các quan điểm phát triển nông nghiệp là chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp; lấy doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân làm chủ thể trung tâm của phát triển kinh tế nông nghiệp; gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với các ngành kinh tế chủ lực của tỉnh, nhất là du lịch; tăng cường liên kết giữa các chủ thể trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là giữa chủ thể trực tiếp sản xuất và thị trường.
 
Theo đó, hoạt động phát triển nông nghiệp phải xoay quanh người nông dân nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chất lượng sống cho người nông dân; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước, xã hội và thị trường; tiếp tục góp phần ổn định chính trị, xã hội, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững tỉnh Phú Yên.
 
Đặc biệt, Phú Yên đã thành công trong việc hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao liên kết với chuỗi cung ứng. Trong đó, nổi bật là Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên, được khởi công xây dựng từ năm 2016, đến nay đã thu hút được 11 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 750 tỷ đồng, trên diện tích 195,56 ha.
 
Theo định hướng phát triển ngành nông nghiệp, Phú Yên đặt ra một số chỉ tiêu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030: tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 3,5 - 4%/năm, đóng góp khoảng 20% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; giai đoạn 2026 - 2030 đạt 3 - 3,5%/năm, đóng góp khoảng 15%. Số lượng doanh nghiệp có ngành nghề hoạt động liên quan lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 15 - 20% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn; thu hút 5 - 10 nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
 
Mở rộng cửa ngõ giao thương từ kinh tế biển và du lịch
 
Bên cạnh thế mạnh về nông nghiệp, Phú Yên có tiềm năng dồi dào về kinh tế biển. Ông Phạm Đại Dương, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên nhấn mạnh: “Biển vừa là nguồn lợi nuôi trồng, đánh bắt hải sản to lớn, vừa là tiềm năng du lịch và là cửa ngõ giao thương. Phát huy kinh tế biển trên cơ sở tiếp cận những xu thế mới là động lực quan trọng để 28 tỉnh ven biển nói chung, Phú Yên nói riêng phát triển nhanh và bền vững”.
 
Để thực hiện được chiến lược này, Phú Yên đã đề ra hướng phát triển kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh bằng cách tiếp tục xây dựng vùng biển và ven biển có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, là khu vực kinh tế đa ngành, đa chức năng; phấn đấu đến năm 2025, hoàn thiện nền tảng, hạ tầng kỹ thuật quan trọng của một số ngành kinh tế biển chủ lực, để đến năm 2030, Phú Yên trở thành tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển trong khu vực Duyên hải Nam Trung bộ.
 
Về khai thác thủy - hải sản, tỉnh phát triển đội tàu khai thác vùng khơi theo đúng hạn ngạch, tổ chức các tổ đội sản xuất, nghiệp đoàn nghề cá, chuỗi liên kết để gia tăng giá trị sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2030, nâng công suất các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu đạt trên 23.500 tấn thành phẩm/năm; kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủy sản đạt 140 triệu USD/năm.
 
Bên cạnh đó, xây dựng và phát triển Khu kinh tế (KKT) Nam Phú Yên trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, cảng biển quan trọng của Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, kết hợp với KKT Vân Phong tạo thành Vùng kinh tế Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa với quy mô lớn, sức hấp dẫn cao, là động lực thu hút đầu tư của tỉnh trong thời gian tới.
 
“Phú Yên sẽ lấy khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại và nguồn lực chất lượng cao làm nhân tố đột phá, ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược có công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến, kết hợp huy động các nguồn lực trong và ngoài nước”, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên chia sẻ.
 
Nhằm chuẩn bị đà cho một chặng đường phát triển dài hơi, Phú Yên đang hoàn thành việc lập Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện ven biển tỉnh Phú Yên đến năm 2030; Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKT Nam Phú Yên đến năm 2040; quy hoạch sử dụng đất các huyện, thị xã, thành phố ven biển thời kỳ 2021 - 2030.
 
Bên cạnh đó, Phú Yên tiếp tục rà soát các đồ án quy hoạch trên địa bàn để bổ sung, điều chỉnh phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thực hiện quy hoạch chặt chẽ, tạo quỹ đất hợp lý để thu hút đầu tư. Trong đó, ưu tiên lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết tại một số khu vực trọng điểm như: vịnh Xuân Đài, Bãi Môn - Mũi Điện - Vũng Rô, Gành Đá Đĩa; hình thành các khu ẩm thực tại TP. Tuy Hòa, đầm Ô Loan, vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông, vịnh Vũng Rô...