• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,56 -7,19/-0,57%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,56   -7,19/-0,57%  |   HNX-INDEX   226,88   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   92,15   -0,17/-0,18%  |   VN30   1.317,34   -9,31/-0,70%  |   HNX30   488,57   -1,41/-0,29%
09 Tháng Mười Một 2024 9:30:58 SA - Mở cửa
Xuất khẩu nông, lâm sản của Bà Rịa-Vũng Tàu tăng gấp 2 lần
Nguồn tin: VietNam+ | 28/12/2021 8:10:00 SA
Theo đánh giá của Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đến nay, tỉnh đã có một số nông sản vào được các thị trường khó tính như Australia, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc…
 
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn đạt nhiều kết quả khả quan.
 
Có được kết quả trên là nhờ vào việc các doanh nghiệp đã đặt chất lượng sản phẩm nông sản lên hàng đầu, giúp các đối tác nước ngoài tin cậy, đơn đặt hàng ngày một nhiều.
 
Theo đánh giá của Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đến nay, tỉnh đã có một số nông sản vào được các thị trường khó tính như Australia, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc…
 
Tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm nông-lâm sản của tỉnh trong năm 2021 đã tăng 2 lần so với năm trước đó, đạt 232,81 triệu USD, chiếm 4,38% về tỷ trọng xuất khẩu của tỉnh.
 
Trên địa bàn tỉnh đã dần hình thành những doanh nghiệp lớn sản xuất mặt hàng nông sản có quy mô, tầm cỡ và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để xuất đi các thị trường khác mà không phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc như trước kia.
 
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Kizuna ở thôn Tân Long, xã Kim Long, huyện Châu Đức hiện đang có 18ha chuyên trồng chuối già Nam Mỹ để xuất khẩu đi các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật, Malaysia… Mỗi năm, công ty có tổng sản lượng xuất khẩu khoảng 800 tấn/vụ/năm.
 
Ông Võ Đình Vũ, Cán bộ phụ trách Xuất khẩu và Giám sát chất lượng, Công ty cho biết dịch COVID-19 khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa đi các nước cũng không mấy thuận lợi, hàng hóa giao cho phía đối tác nước ngoài bị chậm trễ hơn so với quy định.
 
Tuy nhiên, nhờ chủ động trong phòng chống dịch, cũng như linh hoạt trong giao dịch nên Công ty vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kể cả trong thời gian tỉnh thực hiện giãn cách xã hội. Các hoạt động giao dịch, giao thương với đối tác đều được công ty thực hiện thông qua mạng Internet.
 
Tuy mới đi vào hoạt động được hơn 2 năm nhưng phía doanh nghiệp sản xuất chuối Kizuna đã đạt chứng nhận VietGAP và các chứng nhận chuẩn theo yêu cầu của các đối tác xuất khẩu. Để kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn giống, quy trình chăm sóc, thu hoạch đến đóng gói, bảo quản, xuất khẩu, từ cây giống trồng-chăm sóc-thu hoạch-đóng gói-bảo quản-xuất khẩu.
 
Đặc biệt, Công ty sẽ không bón phân vô cơ mà bón phân hữu cơ và thuốc sinh học cho cây chuối. Công ty còn nhập nhiều thiết bị tiên tiến ở các quốc gia trên thế giới để áp dụng vào sản xuất chuối như: sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc diệt sâu bọ, tưới nước tiết kiệm… nên từ đầu năm 2021 các đơn hàng đã được ký kết rất thuận lợi, các đơn hàng xuất khẩu vẫn đạt theo yêu cầu đề ra.
 
Đến nay, mặc dù tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp nhưng phía Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Kizuna đã đã có đơn hàng được các đối tác nước ngoài đặt đến hết 6 tháng của năm 2022.
 
Hiện doanh nghiệp luôn có 5 đối tác nước ngoài lớn đặt hàng xuyên suốt. Với lượng khách hàng ổn định từ nước ngoài, phía doanh nghiệp đang rất mong muốn được tạo điều kiện thuê lại đất của nhà nước để phát triển thêm diện tích chuối để mở rộng sản xuất.
 
Còn tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại-Dịch vụ ản xuất cacao Thành Đạt ở xã Xà Bang, huyện Châu Đức, tuy năm nay ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 nhưng việc xuất khẩu của công ty lại rất khởi sắc hơn các năm trước.
 
Ông Trịnh Văn Thành, Giám đốc Công ty cho biết cuối năm 2020 Công ty xuất lần đầu tiên xuất được 2 tấn (15 loại sản phẩm) chocolate organic sang thị trường Nhật Bản, trong năm 2021 Công ty đã xuất khẩu được 8 tấn sản phẩm với các loại sản phẩm như kẹo socola, bột cacao, trà cacao oganic sang thị trường Nhật Bản.
 
Mặc dù, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng do để kịp giao đơn hàng cho phía đối tác, trong thời điểm tỉnh thực hiện giãn cách xã hội doanh nghiệp đã thực hiện “3 tại chỗ” để duy trì liên tục hoạt động sản xuất.
 
Ông Trịnh Văn Thành cũng chia sẻ trong năm 2022 phía Nhật Bản cũng đã ký thêm nhiều hợp đồng xuất khẩu đối với doanh nghiệp, với 4 sản phẩm kẹo socola, bột cacao, trà cacao, nước ép cacao.
 
Trong năm 2022, phía doanh nghiệp cũng đã hướng tới xuất khẩu thêm tại thị trường các nước như Mỹ, châu Âu…
 
Để có thể xuất khẩu sang thị trường khó tính như Nhật Bản, hiện nay Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại-Dịch vụ-Sản xuất cacao Thành Đạt đang có diện tích vùng nguyên liệu khoảng 200ha đang cho thu hoạch, đây là diện tích liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa doanh nghiệp và người dân, với tiêu chuẩn trồng đạt chứng nhận hữu cơ oganic và VietGAP.
 
Phía doanh nghiệp cũng thu mua sản phẩm cacao hữu cơ oganic của bà con cao gấp đôi so với sản phẩm sản xuất theo phương thức thông thường.
 
Dự kiến trong năm 2022 phía doanh nghiệp sẽ triển khai dự án chuỗi liên kết cacao trong toàn huyện Châu Đức với tổng diện tích khoảng 500ha. Phía công ty sẽ tư vấn kỹ thuật sản xuất và bao tiêu sản phẩm đạt chất lượng cho bà con nông dân.
 
Ông Trần Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp, sản xuất đặt chất lượng lên hàng đầu sẽ giúp tháo gỡ nhiều vướng mắc trong việc minh bạch thông tin sản phẩm như nguồn gốc, quy trình chăm sóc, đảm bảo an toàn thực phẩm…
 
Từ đó, sẽ giúp việc sản phẩm nông nghiệp của tỉnh vươn xa hơn nữa. Chính vì vậy, trong thời gian tới ngành Nông nghiệp mong muốn sẽ có nhiều mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm của tỉnh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.
 
Còn bà Vũ Bích Hảo, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho rằng doanh nghiệp sản xuất nông sản cần tận dụng tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại, tích cực, chủ động hơn trong việc tìm hiểu thông tin về thị trường và những ưu đãi mà hàng xuất khẩu Việt Nam được hưởng trong các Hiệp định thương mại tự do.
 
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới, đặc biệt cần hướng đến một nền sản xuất sạch hơn, an toàn hơn cho người tiêu dùng./.