Các ngân hàng và doanh nghiệp phân bón có mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng trong quý I.
Ước tính doanh nghiệp dầu khí và điện khí có lợi nhuận quý I suy giảm.
Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) công bố lợi nhuận ước tính quý I của 22 doanh nghiệp. Các ngân hàng và doanh nghiệp phân bón dự kiến có mức lợi nhuận khả quan quý I trong khi nhóm dầu khí giảm.
Nhiều ngân hàng có mức tăng lợi nhuận ấn tượng trong quý I.
BIDV (HoSE: BID): SSI Research ước tính lợi nhuận hoạt động kinh doanh trước dự phòng trong quý đạt 10.500 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước nhờ tăng trưởng tín dụng tốt hơn và NIM cải thiện. Tăng trưởng tín dụng so với đầu năm trong quý I là 1,5%, cao hơn mức -0,7% cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên,
BID vẫn tăng chi phí dự phòng khoảng 23% so với cùng kỳ khiến lợi nhuận trước thuế ước đạt 3.100 tỷ đồng, tăng 68% và hoàn thành 24% kế hoạch năm 2021.
Bảo Việt (HoSE: BVH): Trong quý I/2020,
BVH đã tăng 648 tỷ đồng dự phòng kế toán và trích lập 334 tỷ đồng chi phí dự phòng cho khoản đầu tư vào vốn chủ sở hữu. Điều này khiến lợi nhuận trước thuế quý I/2020 giảm xuống còn 174 tỷ đồng. SSI Research cho rằng công ty sẽ không trích lập bất kỳ chi phí dự phòng nào cho khoản đầu tư vào vốn chủ sở hữu trong quý I năm nay. Do đó, lợi nhuận trước thuế dự kiến sẽ tăng trên 100% so với cùng kỳ năm trước.
VietinBank (HoSE: CTG): SSI Research ước tính lợi nhuận trước thuế quý I ước đạt 7.500 tỷ đồng, tăng 152% so với quý I/2020 nhờ tăng trưởng tín dụng 1,5% so với đầu năm. NIM dự kiến sẽ tăng đáng kể nhờ lãi suất huy động giảm và tỷ lệ nợ xấu thấp hơn từ cuối năm 2020. Chi phí trích lập dự phòng rất lớn trong quý I/2020 (chiếm 60% tổng thu nhập hoạt động), do ngân hàng đẩy nhanh việc xử lý trái phiếu VAMC và nợ xấu. Gánh nặng này đã được giải tỏa trong quý I năm nay.
Đạm Cà Mau (HoSE: DCM): Lợi nhuận trước thuế ước đạt 200 tỷ đồng, tăng 100% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù chi phí khí đầu vào tăng mạnh trong quý nhưng điều này được bù đắp từ việc giá bán urê tăng cao, do đó tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện. Bên cạnh đó, số dư tiền mặt của doanh nghiệp ngày càng lớn giúp thu nhập tài chính gia tăng.
Đạm Phú Mỹ (HoSE: DPM): Lợi nhuận trước thuế ước đạt 170 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù chi phí khí đầu vào tăng 23% so với cùng kỳ, nhưng việc tăng giá bán urê (8% so với cùng kỳ) và sản lượng tiêu thụ NPK (tăng 130% so với cùng kỳ) đã giúp lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng.
Hòa Phát (HoSE: HPG): SSI Research ước tính lợi nhuận sau thuế quý I đạt 6.100 tỷ đồng, tăng 167% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng tiêu thụ thép dài tăng 15% so với cùng kỳ lên 1,25 triệu tấn, trong đó sản lượng thép xây dựng tăng 17% so với cùng kỳ lên 855.000 tấn. Ngoài ra, sản lượng
HRC tiếp tục duy trì mức tăng trưởng mạnh 41% so với quý trước, đạt 665.000 tấn do lò cuối cùng của Khu liên hợp Dung Quất đã đi vào hoạt động vào tháng 1. Mặt khác, giá thép bình quân tăng 23% so với quý trước, điều này đã bù đắp nhiều hơn cho việc tăng giá đầu vào, hỗ trợ tỷ suất lợi nhuận của công ty.
Hoa Sen (HoSE: HSG): SSI Research ước tính lợi nhuận sau thuế quý II niên độ 2020-2021 đạt 515 tỷ đồng, tăng 156% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng tiêu thụ ước đạt 531.000 tấn, tăng 63% nhờ sản lượng xuất khẩu tăng mạnh 145%.
Dược phẩm Imexpharm (HoSE: IMP): Trong 2 tháng đầu năm, doanh thu đạt 198 tỷ đồng, tăng 22%; lợi nhuận sau thuế đạt 35 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp lần lượt hoàn thành 13% và 12% kế hoạch năm 2021. Nguyên nhân chính giúp kết quả hoạt động của
IMP tăng mạnh phần lớn là do hoạt động bán hàng OTC và ETC đều phục hồi tốt. Điều này đặc biệt đúng sau khi các nhà máy IMP2 và IMP3 đã hoàn thành tất cả các yêu cầu đăng ký đối với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn EU-GMP vào quý IV/2020, hiện các nhà máy này sẽ hoạt động với công suất cao trong năm 2021.
SSI Research ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng của
IMP trong quý I lần lượt đạt 420 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ và 57 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ.
T
ổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC): Quý I, Công ty dự kiến sẽ đạt lợi nhuận sau thuế khoảng 700 tỷ đồng, gấp 7,4 so với quý I/2020. Các KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh, Quang Châu và Tân Phú Trung sẽ là nguồn đóng góp chính.
MBBank (HoSE: MBB): SSI ước tính lợi nhuận quý I đạt 4.600 tỷ đồng, tăng khoảng 108% so với cùng kỳ năm trước. Đà tăng lợi nhuận
MBB đến từ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ khoảng 5% so với đầu năm hay 31% so với cùng kỳ; thu nhập ngoài lãi tăng mạnh từ phí, bảo hiểm và thu từ nợ xấu đã xóa; tỷ lệ CASA liên tục cải thiện và giảm gánh nặng chi phí dự phòng do chất lượng tài sản đã ổn định từ quý IV/2020.
Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (HoSE: PNJ): Trong 2 tháng đầu năm, doanh thu tăng 37,4% và lợi nhuận sau thuế tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Điều này là nhờ doanh thu bán lẻ tăng 17,1%, doanh thu bán vàng miếng tăng 94,2% so với cùng kỳ (do ngày Thần Tài). Tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 18,4%, giảm so với mức 22,1% trong năm 2020 do doanh thu bán vàng miếng chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng doanh thu.
PNJ dự kiến doanh thu bán lẻ sẽ tăng trưởng tích cực trong tháng 3 nhờ chương trình khuyến mãi vào ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3). SSI dự báo lợi nhuận ròng của
PNJ sẽ tăng 28% so cùng kỳ năm trước trong quý I, tăng từ mức thấp trong quý I/2020 khi dịch Covid-19 tác động mạnh nhất.
PVTrans (HoSE: PVT): Lợi nhuận quý I ước đạt 210 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ năm trước nhờ vào tốc độ sản xuất của
BSR tốt hơn và các tàu mới tiết kiệm nhiên liệu hơn. Mảng
FSO/FPSO cũng được hỗ trợ từ giá dầu tăng, giúp giá cho thuê/ngày và giá dịch vụ tốt hơn.
Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS): Doanh thu ước đạt 1.500 tỷ đồng, tăng 5%; lợi nhuận sau thuế 140 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng được dẫn dắt bởi mảng đường, với doanh thu tăng 80% so với cùng kỳ năm trước trong khi doanh thu từ sữa đậu nành đi ngang.
Sacombank (HoSE: STB): SSI Research ước tính lợi nhuận tăng từ 5 - 10% so với cùng kỳ do ngân hàng có thể tiếp tục ưu tiên trích lập dự phòng và xóa nợ cũ hơn là theo đuổi tăng trưởng trước mắt.
Techcombank (HoSE: TCB): SSI Research ước tính lợi nhuận trước thuế đạt 5.500 tỷ đồng trong quý, tăng 76,2% so với quý I/2020 nhờ tăng trưởng tín dụng khoảng 6% so với đầu năm. Lãi suất huy động thị trường đã giảm xuống mức thấp kể từ quý III/2020 và vẫn ở mức thấp. Techcombank có lợi thế đáng kể với CASA cao, chi phí vốn thấp và sản phẩm trái phiếu tăng trưởng mạnh được cung cấp cho các nhà đầu tư đại chúng, giúp cải thiện NIM và thu nhập phí. SSI Research ước tăng trưởng TOI khoảng 7,5% so với quý trước và chi phí dự phòng không đổi; tương ứng TOI tăng trưởng mạnh 39% và chi phí dự phòng giảm 53% so với cùng kỳ năm trước.
TPBank (HoSE: TPB): SSI Research ước tính lợi nhuận trước thuế đạt 1.400 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước. Điều này được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng 4,5% so với đầu năm, cũng như tỷ lệ NIM duy trì ở mức 4,3%. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,17% trong quý IV/2020, xuống chỉ còn 0,75% trong quý này.
VPBank (HoSE: VPB): Mặc dù ngân hàng mẹ có thể đạt mức tăng trưởng mạnh, SSI Research cho rằng hoạt động của FE Credit vẫn chưa trở lại mức trước Covid-19. Do đó, khả năng sinh lời của VPBank vẫn sẽ gặp áp lực. SSI Research ước tính lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 3.700-3.900 tỷ đồng, tăng từ 28% đến 34% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV): SSI Research ước tính lợi nhuận quý I giảm mạnh so với năm trước. Quý I/2020, có khoảng 5 triệu lượt khách quốc tế, trong khi quý I năm nay lượng khách quốc tế vẫn còn rất hạn chế do chính sách hạn chế đường biên giới của Việt Nam.
Điện lực dầu khí Nhơn Trạch (HoSE: NT2): SSI Research ước tính lợi nhuận quý I giảm khoảng 35-40% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do sản lượng phát điện thấp hơn (khoảng 20% so với cùng kỳ), giá khí cao hơn (cao hơn 15% so với cùng kỳ) và giá CGM (giá do EVN quyết định) thấp hơn và hợp đồng mua bán điện (PPA) điều chỉnh giảm.
Cụ thể, sản lượng giảm phần lớn do điều kiện thủy văn thuận lợi và nguồn cung dồi dào từ các nhà máy năng lượng mặt trời. Trong 2 tháng đầu, giá CGM trung bình ở mức 1.006 đồng/kwh (giảm 13% so với cùng kỳ) và mức giá CGM thấp hơn này chủ yếu là do hiệu suất sử dụng cao hơn từ các nhà máy thủy điện thay vì các nhà máy nhiệt, sản lượng từ thủy điện tăng vọt 56% so với cùng kỳ, trong khi điện than giảm 17%.
Thành phần cố định trong hợp đồng mua bán điện đã chính thức được điều chỉnh xuống 37 đồng/kwh, và sẽ được áp dụng kể từ năm 2021 trở đi.
PVDrilling (HoSE: PVD): SSI Research ước tính doanh nghiệp có thể lỗ khoảng 100 tỷ đồng trong quý I, chủ yếu do hiệu suất hoạt động của đội tàu tự nâng thấp (chỉ gần 50%), đồng thời nhiều khả năng sẽ không có khoản hoàn nhập dự phòng trong quý này.
PTSC (HNX: PVS): SSI Research ước tính lợi nhuận sau thuế khoảng 120 tỷ đồng trong quý I, tương đương cùng kỳ năm trước. Nguồn thu chủ yếu đến từ hoạt động M&C, các hoạt động mới trong năm 2021 và các năm tiếp theo chưa rõ ràng.