Một số ý kiến cho rằng thị trường hàng hóa thế giới đang trải qua siêu chu kỳ tăng tăng giá. Tuy nhiên, VCBS cho rằng vẫn còn là quá sớm để lo ngại về khả năng xảy ra một siêu chu kỳ hàng hóa theo đó tạo áp lực lên lạm phát trong trung và dài hạn.
Theo Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) mới đây cho biết 80% hàng hóa đã tăng cao trở lại về trên mức dịch.
Cụ thể, theo báo cáo của triển vọng giá hàng hóa của Ngân hàng Thế giới (WB) vào cuối tháng 4, giá cả hàng hóa tiếp tục xu hướng tăng đi cùng với kỳ vọng về tăng trưởng hồi phục sau dịch bệnh và một số yếu tố liên quan đến nguồn cung của các mặt hàng như dầu thô, đồng và lương thực.
Bên cạnh đó, dịch COVID-19 đã tạo ra cú sốc lớn với giá hàng hóa. Đáng chú ý, nhu cầu hàng hóa phụ thuộc lớn vào tăng trưởng nhu cầu từ phía Trung Quốc, tương ứng với tốc độ phục hồi của nước này sau dịch.
WB dự báo giá dầu đạt trung bình 56 USD/thùng trong năm 2021, cao hơn 30% so với trung bình năm 2020 và tăng nhẹ lên gần 60 USD vào năm 2022.
Nguồn: VCBS tổng hợp từ USDA, WB, World Bureau of Metal Statistics
Mặt bằng giá kim loại dự báo tăng 30% trước khi giảm trở lại năm 2022. Giá nông sản dự kiến tăng trung bình 14% trong năm nay và tập trung vào một số ít mặt hàng cố định.
Một số ý kiến cho rằng thị trường hàng hóa thế giới đang trải qua siêu chu kỳ tăng tăng giá. Tuy nhiên, VCBS cho rằng vẫn còn là quá sớm để lo ngại về khả năng xảy ra một “siêu chu kỳ hàng hóa” theo đó tạo áp lực lên lạm phát trong trung và dài hạn.