• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 12:03:42 SA - Mở cửa
Thách thức hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay
Nguồn tin: Người đồng hành | 31/05/2021 3:24:21 CH
Xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài và chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế, xã hội 5 tháng đầu năm.
Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc chỉ số toàn ngành công nghiệp tăng trưởng ở mức hai con số là một trong những tín hiệu giúp chúng ta kỳ vọng về triển vọng kinh tế vào quý II.
Chuyên gia kinh tế Đức lại cho rằng xu hướng tăng trưởng trong quý II khó đạt được mức tăng so với cùng kỳ năm ngoái như kết quả của quý I, do làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát vào cuối tháng 4 vừa qua.
 
 
Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy bức tranh kinh tế có nhiều điểm sáng. Trước tiên có thể kể đến như kim ngạch xuất khẩu ước đạt 130,94 tỷ USD, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước ước đạt hơn 33 tỷ USD, tăng gần 17%, chiếm hơn 25% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt gần 97,9 tỷ USD, tăng hơn 36%, chiếm gần 75%.

 
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 5 tháng đầu năm tăng gần 10% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Cổng TT Uông Bí, Quảng Ninh.
 
Cũng trong 5 tháng đầu năm ghi nhận 22 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 87% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 21,9 tỷ USD, chiếm gần 17% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước. Điện tử, máy tính và linh kiện xếp thứ 2, ước đạt 19,5 tỷ USD, tăng 26%. Tiếp đến là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 14,9 tỷ USD, tăng gần 75%.
 
Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng có được kết quả này là nhờ việc Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Doanh nghiệp Việt đã tận dụng được ưu đãi sau thời gian thích ứng với những quy định, tiêu chuẩn thị trường.
 
Bên cạnh xuất khẩu, FDI cũng ghi nhận mức tăng trưởng lần đầu tiên tính từ đầu năm. Cụ thể, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và hoạt động góp vốn, mua cổ phần đạt gần 14 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Vốn FDI thực hiện cũng đạt gần 7,2 tỷ USD, tương đương mức tăng 6,7% so với cùng kỳ 2020.
 
Cục trưởng Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng cho biết công tác quản lý hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài đang có những thay đổi tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong việc thu hút đầu tư và việc gia nhập thị trường của nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ như Việt Nam đưa ra những tiêu chí đánh giá dự án, ưu đãi đặc biệt và hiệu quả đầu tư. Những ưu đãi đầu tư đặc biệt hướng đến những dự án công nghệ, chuyển giao công nghệ, mang lại giá trị gia tăng cao, giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời, việc thành lập tổ công tác hỗ trợ nhà đầu tư, đàm phán, đưa các dự án vào cuộc sống càng sớm càng tốt cũng được cơ quan quản lý đầu tư thực hiện.
 
Ngoài ra, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 5 tháng đầu năm cũng tăng gần 10% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, ngành chế biến, chế tạo tăng gần 13%, đóng góp hơn 10 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,3%, đóng góp 0,7 điểm phần trăm. Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,5%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm. Đặc biệt, một số sản phẩm công nghiệp trọng điểm tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái như thép cán tăng 60%, ôtô tăng 56% và linh kiện điện thoại tăng hơn 36%.
 
Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết: "Lâu lắm rồi làm báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, chúng tôi mới thấy mức tăng trưởng của IPP ở mức hai con số, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng gần 13%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đang tiệm cận đến mức gần hai con số. Đó là tín hiệu tích cực để chúng ta kỳ vọng vào triển vọng kinh tế - xã hội quý II".
 
Tuy nhiên, chỉ ra một trong những thách thức mà nền kinh tế phải đối mặt để hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay, chuyên gia kinh tế Daniel Müller, phụ trách ASEAN (Hiệp hội doanh nghiệp Đức tại châu Á - Thái Bình Dương) cho rằng xu hướng tăng trưởng trong quý II khó đạt được mức tăng so với cùng kỳ năm ngoái như kết quả của quý I, do làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát vào cuối tháng 4 vừa qua.
 
"Số lượng ca nhiễm Covid-19 gia tăng những ngày qua có thể ảnh hưởng đến việc mở cửa biên giới trở lại bị trì hoãn, làm chậm sự phục hồi của ngành du lịch, tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế nói chung", chuyên gia Daniel Müller lý giải.
 
Ở thời điểm hiện tại, chưa rõ làn sóng bùng phát dịch lần thứ 4 sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế Việt Nam, nhưng theo chuyên gia Daniel Müller, tăng trưởng kinh tế trong năm nay có thể xấp xỉ mức trung bình những năm trước đại dịch.
 
Đồng tình, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cũng cho rằng ở góc độ cử tri và người dân đang đặt niềm tin vào Chính phủ về việc làm thế nào để đảm bảo nhịp điệu tăng trưởng. Nếu địa phương đứt gãy chuỗi cung ứng, đình trệ trong sản xuất kinh doanh có thể dẫn đến toàn bộ hệ thống sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng rất lớn. Điều đó cũng có nghĩa là những chỉ tiêu kinh tế khó đạt được.
 
"Theo dõi hoạt động của Thủ tướng thì thấy rằng lo lắng của Thủ tướng và Chính phủ hiện là về vấn đề chúng ta không giữ được nhịp độ tăng trưởng đảm bảo để sau đây chúng ta không rơi vào tình trạng hỗn loạn và đình trệ toàn bộ hệ thống", Đại biểu nói.
 
Trước đó, Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương đã công bố 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm nay. Kịch bản tăng trưởng đầu tiên, kinh tế tăng trưởng 5,98% và tỷ lệ lạm phát 3,51%. Ở kịch bản thứ hai, kinh tế Việt Việt sẽ tăng trưởng 6,43% và tỷ lệ lạm phát sẽ tăng lên mức 3,78% trong điều kiện nới lỏng tài khóa và tiền tệ. Kịch bản thứ ba, kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng ở mức 6,47% và lạm phát ở mức 3,56% trong điều kiện nới lỏng tài khóa và tiền tệ đi kèm với đó là cải cách thể chế.