• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,46 +8,35/+0,67%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,46   +8,35/+0,67%  |   HNX-INDEX   224,64   +1,07/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,74   +0,39/+0,43%  |   VN30   1.311,26   +9,74/+0,75%  |   HNX30   479,79   +4,19/+0,88%
30 Tháng Mười Một 2024 4:07:11 SA - Mở cửa
HPG vượt VNM để trở thành cổ phiếu có vốn hóa lớn thứ 4 thị trường chứng khoán Việt
Nguồn tin: Người đồng hành | 04/05/2021 5:03:44 CH
Vốn hóa của HPG tại ngày 4/5 đạt 198.134 tỷ đồng cao hơn mức 191.440 tỷ đồng của VNM.
HPG đã chấm dứt sự "độc tôn" trong top 4 vốn hóa của TTCK kể từ khi VHM lên sàn HoSE.
 
Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/5, cổ phiếu HPG của Hòa Phát (HoSE: HPG) đứng ở mức 59.800 đồng/cp, tương ứng tăng 2,9% so với phiên trước đó. Vốn hóa của HPG đã đạt mức 198.134 tỷ đồng và vượt qua VNM của Vinamilk (HoSE: VNM) để trở thành cổ phiếu có vốn hóa lớn thứ 4 thị trường chứng khoán Việt Nam. 3 vị trí dẫn đầu vẫn thuộc về VIC của Vingroup (HoSE: VIC) với 451.893 tỷ đồng, VCB của Vietcombank (HoSE: VCB) với 367.550 tỷ đồng và VHM của Vinhomes (HoSE: VHM) với 326.320 tỷ đồng.

 
Diễn biến vốn hóa của HPG từ năm 2018. Đơn vị: tỷ đồng.
 
Như vậy, sự độc tôn trên bảng xếp hạng top 4 vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự thay đổi sau gần 3 năm kể từ thời điểm VHM lên sàn HoSE vào ngày 17/5. Vốn hóa của VIC, VCB, VHM, VNM trong 3 năm qua cũng cách biệt khá xa so với các doanh nghiệp trước khi có sự bứt quá của HPG.

 
5 cổ phiếu vốn hóa lớn nhât TTCK Việt Nam.
 
Chỉ tính từ cuối năm 2020, HPG đã tăng đến 44%. Đà tăng của HPG đến từ kết quả kinh doanh tích cực bất chấp diễn biến phức tạp của dịch bênh Covid-19 khi giá sản phẩm thép liên tục leo thang. 
 
Từ đầu năm 2020, giá thép liên tục tăng và thiết lập những kỷ lục mới. Giá thép xây dựng tính đến cuối tháng 4 giao dịch ở vùng giá 16.500-17.000 đồng/kg tùy thương hiệu và khu vực, tăng mạnh so với vùng giá 11.000-12.000 đồng/kg năm 2020. Nhiều đơn vị dự báo giá thép còn tăng đến quý III/2021.
 
Về kết quả kinh doanh quý I, Hòa Phát ghi nhận lợi nhuận sau thuế 7.006 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước và đứng đầu sàn chứng khoán không bao gồm các ngân hàng. Doanh thu thuần của doanh nghiệp này đạt 31.177 tỷ đồng, tăng 62%. 
 
Quý I, tập đoàn sản xuất 2 triệu tấn thép thô, tăng 60% so với cùng kỳ. Như vậy, Hòa Phát đã vượt 20% so với mức sản xuất của Công ty Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh 1,62 triệu tấn, đưa Hòa Phát trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam.
 
Trái ngược với sự tích cực của HPG, giá cổ phiếu VNM liên tục đi xuống. Cổ phiếu này chốt phiên giao dịch ngày 4/5 ở mức 91.600 đồng/cp, tương úng giảm 15% so với thời điểm cuối năm 2020 bất chấp những diễn biến tích cực của VN-Index khi chỉ số này vượt xa mốc đỉnh lịch sử năm 2018. Vốn hóa của VNM hiện còn 191.440 tỷ đồng.

 
Diễn biến vốn hóa của VNM từ năm 2018. Đơn vị: tỷ đồng.
 
Giá cổ phiếu VNM đi xuống khi tăng trưởng của doanh nghiệp này đã bão hòa. Quý I, Vinamilk ghi nhận lợi nhuận ròng 2.597 tỷ đồng, giảm 6,5% so với cùng kỳ. Đây là quý thứ 2 liên tiếp, lợi nhuận của Vinamilk giảm.
 
Theo góc nhìn của ông Huỳnh Minh Tuấn - Giám đốc môi giới hội sở của Mirae Asset Việt Nam, tín hiệu từ 2015 chỉ ra rằng phần trăm chi phí bán hàng/doanh thu của Vinamilk đã tăng lên từ mức trung bình khoảng 15%/năm lên gần 23%/năm (với mức tăng chi phí bán hàng hơn 50%). Điều này cho thấy một bối cảnh cạnh tranh đã trở nên khốc liệt, thị hiếu cũng như xu hướng tiêu dùng chuyển hướng nhanh chóng. Thực trạng này buộc Vinamilk phải đầu tư mạnh tay vào mảng quảng cáo truyền hình để duy trì vị trí độc tôn của mình trong bảng thị phần. Điều này là tất yếu đối với ngành hàng FMCG - ngành hàng tiêu dùng nhanh.
 
Từ 2017, mức tăng trưởng kép bình quân CAGR cho cả doanh thu và lợi nhuận đã rơi xuống dưới 2%/năm, và chi phí trên doanh thu cũng như tỷ số biên lợi nhuận gộp vẫn giữ nguyên.
 
Câu chuyện áp lực còn tới từ thị phần ngành sữa của Vinamilk đã giảm đi sự độc tôn đáng kể, tức mức trên 54% đã giảm xuống dưới 45%, theo một thống kê từ Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research). Điều này cho thấy cạnh tranh ngành sữa vẫn khốc liệt như ngành hàng không và sự đánh chiếm thị phần quyết liệt của các gương mặt cũ - mới, trong - ngoài nước vẫn tiếp diễn.