• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,11 -0,35/-0,03%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 2:35:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,11   -0,35/-0,03%  |   HNX-INDEX   225,23   +0,59/+0,26%  |   UPCOM-INDEX   92,46   -0,28/-0,30%  |   VN30   1.307,12   -4,14/-0,32%  |   HNX30   481,94   +2,15/+0,45%
02 Tháng Mười Hai 2024 2:41:44 CH - Mở cửa
WB cảnh báo nguy cơ tiếp tục thu hẹp sản xuất do dịch COVID-19
Nguồn tin: VietNam+ | 13/06/2021 11:45:00 SA
Theo WB, trong thời gian tới, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của sản xuất công nghiệp và bán lẻ vì cả hai ngành này đều có thể tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch COVID-19.
 
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 đã làm số ca nhiễm bệnh tăng mạnh nhất kể từ khi đại dịch bùng phát ở Việt Nam từ đầu năm 2020.
 
Điều này khiến Chính phủ Việt Nam phải thực hiện biện pháp hạn chế di chuyển, nhất là ở các trung tâm đô thị lớn và một số khu công nghiệp.
 
Cập nhật tình hình kinh tế trong giai đoạn vừa qua, báo cáo của WB nêu rõ hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 5/2021 đã cho thấy khả năng chống chịu cao với tốc độ tăng trưởng 1,6% so với tháng 4 trước đó. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ giảm 3,1% do tác động của giãn cách xã hội và việc đóng cửa của các cửa hàng, cửa tiệm.
 
Cũng trong tháng 5/2021, vị thế kinh tế đối ngoại của Việt Nam giảm nhẹ do kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và cam kết vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm lần lượt 6,7% và 20% so với tháng 4/2021.
 
Giá cả trong nước tăng 0,3% so với tháng 4 do giá hàng hóa toàn cầu tăng trong khi tín dụng tăng trưởng với tốc độ chậm hơn do hoạt động kinh tế suy yếu và lãi suất liên ngân hàng tăng nhẹ.
 
Ngân sách Nhà nước thặng dư khoảng 86.000 tỷ đồng (tương đương 3,7 tỷ USD), trong 5 tháng đầu năm 2021. Tổng thu ngân sách tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2020, cho phép Chính phủ đạt 49,7% mục tiêu của năm chỉ trong vòng 5 tháng.
 
Tổng chi ngân sách giảm 3,7% so với cùng kỳ năm 2020 xuống còn 581,6 nghìn tỷ đồng, chủ yếu do tiến độ đầu tư công chậm lại (giảm 16,5% so với cùng kỳ năm 2020).
 
Tỷ lệ giải ngân giảm có thể thấy ở cả cấp Trung ương và địa phương; đồng thời, đối với các dự án sử dụng vốn trong nước cũng như dự án sử dụng vốn ODA.
 
Tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào khiến giá cả tăng cao là một trong những nguyên nhân góp phần làm chậm tiến độ triển khai các dự án đầu tư công...
 
Theo các chuyên gia WB, trong thời gian tới, cần đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của sản xuất công nghiệp và bán lẻ vì cả hai ngành này đều có thể tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch COVID-19. Xuất khẩu cũng có thể bị tác động do thu hẹp sản xuất ở một số khu công nghiệp.
 
Nếu đợt bùng phát này không được nhanh chóng ngăn chặn, Chính phủ Việt Nam có thể cần xem xét việc áp dụng chính sách tài khóa phù hợp hơn để hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cũng như để kích thích nhu cầu trong nước./.