• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
19 Tháng Mười 2024 3:26:06 SA - Mở cửa
HNM: Hanoimilk có lãi trở lại và muốn huy động vốn 'khủng', cổ phiếu tăng 73% trong 3 tháng
Nguồn tin: Người đồng hành | 06/08/2021 4:48:08 CH
Hanoimilk có kế hoạch chào bán riêng lẻ 30 triệu cổ phiếu và chào bán trái phiếu chuyển đổi 200 tỷ đồng.
Chủ tịch HĐQT đang là cổ đông lớn nhất nắm gần 22% vốn công ty.
Lợi nhuận doanh nghiệp dần phục hồi trong năm 2020 và nửa đầu 2021.
 
Lợi nhuận hồi phục
 
Sữa Hà Nội (Hanoimilk, UPCoM: HNM) công bố BCTC quý II với doanh thu tăng 80% lên 97 tỷ đồng. Giá vốn tăng thấp hơn nên lãi gộp đạt 20 tỷ đồng, tăng 89%. Biên lãi gộp cải thiện từ 19,5% lên 20,5%.
 
Các chi phí khác cũng tăng nhưng mức tăng thấp hơn doanh thu như chi phí bán hàng tăng 9%, chi phí quản lý tăng 1,2%, chi phí tài chính tăng 63%.
 
Theo đó, doanh nghiệp có lãi sau thuế 6,5 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lỗ 1,7 tỷ đồng. Nhờ vậy, lũy kế nửa đầu năm, Hanoimilk ghi nhận doanh thu tăng 51% lên 141 tỷ đồng; lãi sau thuế 7,3 tỷ đồng, gấp nhiều lần con số 109 triệu đồng cùng kỳ năm trước.

 
Đơn vị: tỷ đồng
 
Hanoimilk lý giải doanh thu bán hàng và gia công trong nước đều tăng, ngoài ra có thêm doanh thu xuất khẩu, trong khi chi phí giá vốn giảm do lượng sản xuất tăng chi phí khấu hao giảm.
 
Doanh nghiệp cho biết doanh thu và lợi nhuận cải thiện trong những quý gần đây nhờ việc tung ra sản phẩm thức uống dinh dưỡng vị trái cây, tăng hiệu quả thông qua gia công cho đối tác. Dù vậy, tính đến cuối quý II, lỗ lũy kế 88 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ 200 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 121 tỷ đồng.
 
Với kết quả kinh doanh khởi sắc, cổ phiếu HNM cũng tăng giá 73% từ vùng 4.900 đồng/cp lên 8.500 đồng/cp trong vòng 3 tháng qua. Tuy nhiên, cổ phiếu HNM hiện chỉ được giao dịch phiên thứ 6 hàng tuần do không công bố thông tin về cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính và không có biện pháp khắc phục. Doanh nghiệp dự kiến họp ĐHĐCĐ thường niên 2021 vào 19/6 nhưng sau đó thông báo tạm hoãn do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

 
Diễn biến cổ phiếu HNM trong 6 tháng qua. Nguồn: TradingView
 
Dự kiến tăng vốn gấp 3,5 lần
 
Hanoimilk được thành lập 2001, từng là thương hiệu lớn trên thị trường, tuy nhiên sau sự cố melamine năm 2008 cùng nhưng khoản đầu tư ngoài ngành không hiệu quả thì hoạt động kinh doanh đi xuống. Đồng thời, với sự lớn mạnh của các thương hiệu sữa khác như TH True Milk, Mộc Châu Milk (UPCoM: MCM), Sữa Quốc Tế (UPCoM: IDP) thì Hanoimilk ngày càng lu mờ.
 
Cùng với việc chậm nộp BCTC kiểm toán 3 năm liên tiếp 2017-2019, cổ phiếu HNM bị hủy niêm yết tại HNX và giao dịch trở lại trên UPCoM vào tháng 6/2020. BCTC kiểm toán 2016 của doanh nghiệp vấp phải hàng loạt ý kiến ngoại trừ của kiểm toán liên quan đến hàng tồn kho, khoản phải thu, chi phí trả trước…
 
Mới đây, doanh nghiệp đã đồng loạt công bố BCTC kiểm toán 2018, 2019 và 2020. Trong BCTC kiểm toán 2018 vẫn còn ý kiến ngoại trừ về tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định, công cụ dụng cụ nhưng đến 2019 và 2020 thì không còn.
 
Theo BCTC tự lập, doanh nghiệp hầu như có lãi hàng quý. Song, theo BCTC kiểm toán năm mới công bố, giai đoạn 2017-2019 đơn vị thua lỗ. Hoạt động kinh doanh bắt đầu khởi sắc từ nửa cuối năm 2020 giúp có lãi gần 3 tỷ đồng.

 
Đơn vị: tỷ đồng
 
Định hướng phát triển trong giai đoạn tới là tăng cường xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc và một số nước ASEAN, gia công cho các đối tác trong nước và quốc tế. Đơn vị sẽ phát triển hệ thống bán hàng, đầu tư ngân sách marketing để phát triển và tái tung các sản phẩm mang thương hiệu IZZI, Yotuti, Dinomilk, Yoha. Mục tiêu của Sữa Hà Nội là trở thành 1 trong 3 công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa; công ty số 1 về các sản phẩm sữa danh cho trẻ em.
 
Quy mô doanh thu của Hanoimilk dưới 200 tỷ mỗi năm trong khi Mộc Châu Milk và Sữa Quốc Tế 3.000-4.000 tỷ đồng, còn so với quy mô của TH True Milk hay Vinamilk (HoSE: VNM) là gần 60.000 tỷ đồng thì cách rất xa.
 
Để thực hiện kế hoạch đó, cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 của Sữa Hà Nội đã thông qua phương án chào bán 30 triệu cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều từ 200 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng. Phương án tăng vốn được thực hiện theo từng đợt và ưu tiên nhà đầu tư chiến lược phụ hợp tiêu chí.
 
Ngoài ra, Hanoimilk còn lên phương án phát hành 200 tỷ trồng trái phiếu chuyển đổi kỳ hạn 2 năm, giá chuyển đổi 10.000 đồng/cp. Thời gian dự kiến thực hiện trong 2020 và 2021.
 
Nguồn tiền huy động được dùng để đầu tư đổi mới công nghệ, tăng công suất nhà máy chế biến sữa UHT, tăng công suất nhà máy chế biến sữa chua, thực hiện dự án trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại huyện Mê Linh, Hà Nội và xử lý nợ.
 
Hiện khoản nợ ngắn hạn là 194 tỷ đồng và nợ dài hạn 6,6 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức 1,7 lần.
 
Theo BCTC quý II, cổ đông lớn nhất của Sữa Hà Nội là ông Hà Quang Tuấn, Chủ tịch HĐQT nắm 21,88% vốn. Tiếp theo là bà Vũ Thị Thanh Vân nắm 18,75%. Ngoài ra, còn có các cổ đông lớn tổ chức năm trên 6% vốn là Công ty Hoàng Mai Xanh và Công ty Phát triển sản phẩm.