15h00
Diễn biến chủ đạo trong phiên chiều là sự giằng co rung lắc của các chỉ số trước việc các cổ phiếu lớn phân hóa mạnh. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 0,1 điểm (-0,01%) xuống 1.339,21 điểm. Toàn sàn có 191 mã tăng, 210 giảm và 44 mã đứng giá. HNX-Index giảm 1,74 điểm (-0,49%) xuống 354,29 điểm. Toàn sàn có 119 mã tăng, 92 mã giảm và 63 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,07 điểm (-0,07%) xuống 95,94 điểm.
Thanh khoản thị trường ở mức khá thấp với tổng giá trị khớp lệnh đạt 17.646 tỷ đồng, giảm 11,9%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng tên HoSE ảm 6,83% xuống 15.221 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng hơn 500 tỷ đồng trên HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
11h30
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 4,26 điểm (-0,32%) xuống 1.335,05 điểm. Toàn sàn có 125 mã tăng, 278 mã giảm và 30 mã đứng giá. HNX-Index giảm 1,03 điểm (-0,29%) xuống 355 điểm. Toàn sàn có 76 mã tăng, 121 mã giảm và 52 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,56 điểm (-0,58%) xuống 95,45 điểm.
Thanh khoản thị trường giảm so với phiên sáng hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 10.562 tỷ đồng, giảm 9,9%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng HoSE giảm 6,1% xuống mức 8.610 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng trở lại hơn 300 tỷ đồng trên HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại trên HoSE. Nguồn: FireAnt.
10h47
Nhóm cổ phiếu ngân hàng biến động tiêu cực, trong đó, STB giảm 2,4%, MSB giảm 2,2%, LPB giảm 2%, TCB giảm 1,5%, BID giảm 1,5%.
Bên cạnh đó, hàng loạt các cổ phiếu lớn như SAB, KDC, BVH, PDR, VHM... cũng chìm trong sắc đỏ và gây áp lực rất lớn lên các chỉ số.
VN-Index giảm 9,41 điểm (-0,7%) xuống 1.329,9 điểm. HNX-Index giảm 2,2 điểm (-0,62%) xuống 353,83 điểm. UPCoM-Index giảm 0,59 điểm (-0,61%) xuống 95,42 điểm.
9h46
Nhóm cổ phiếu thuộc "hệ sinh thái Louis" vẫn giao dịch tiêu cực trong đó, APG, TGG, TDH, BII, VKC và SMT vẫn giảm sàn trong tình trạng trắng bên mua. DDV là cổ phiếu hiếm hoi trong số những bên liên quan đến hệ sinh thái này còn tăng giá. Hiện tại, DDV tăng 5% lên 25.000 đồng/cp.
9h45
Thông tin tăng trưởng GDP quý III tăng trưởng âm gần 6,2% dường như tác động xấu đến tâm lý nhà đầu tư khiến cho lực bán tăng mạnh trên thị trường chứng khoán. Sắc đỏ hiện đang chiếm ưu thế hơn ở nhóm vốn hóa lớn và khiến các chỉ số đi xuống.
VN-Index hiện giảm 3,47 điểm (-0,26%) xuống 1.335,84 điểm. HNX-Index giảm 1,04 điểm (-0,29%) xuống 354,99 điểm. UPCoM-Index giảm 0,56 điểm (-0,58%) xuống 95,45 điểm.
9h36
Nhóm cổ phiếu được cho là hưởng lợi từ đầu tư công cũng biến động tích cực. Trong đó BCC tăng 4,3%, PLC tăng 1,8%, HT1 tăng 1,8%, KSB tăng 1,5%...
Sáng 28/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết đầu tư công là một trong những giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Năm nay kế hoạch đầu tư công là 500.000 tỷ đồng, song đến nay cả nước mới giải ngân đạt hơn 47%. Như vậy nhiệm vụ những tháng cuối năm còn rất lớn.
9h31
Các cổ phiếu thuộc nhóm ngành than vẫn đua nhau bứt phá, trong đó, TC6 tăng 8,4%, HLC tăng 7,6%, NBC tăng 7,2%, THT tăng 6,6%...
Tương tự, các mã thuộc nhóm ngành xi măng và thép như BCC, TIS, TNS, TVN, HVX, HT1... đua nhau bứt phá.
9h30
Tâm lý nhà đầu tư có phần thận trọng trở lại khi đón nhận những thông tin tiêu cực về thị trường chứng khoán Mỹ. Bên cạnh đó, nhà đầu tư đang chờ đợi phản ứng của thị trường khi công bố GDP quý III. Theo đó, các cổ phiếu lớn phân hóa mạnh ngay từ đầu phiên giao dịch và khiến các chỉ số rơi vào trạng thái giằng co với những nhịp tăng, giảm điểm đan xen.
Hiện tại, các cổ phiếu như MSN, GAS, BCM, GVR, MWG... đồng loạt tăng giá tốt và góp phần nâng đỡ các chỉ số. Trong đó, MSN tăng 1,8%, GAS tăng 1,3%, GVR tăng 1,1%...
Chiều ngược lại, sắc đỏ bao trùm lên hàng loạt cổ phiếu lớn khác như HVN, ACV, VPB, TCB, VNM... nên áp lực đến các chỉ số vẫn còn khá lớn.
VN-Index tăng nhẹ 0,78 điểm (0,06%) lên 1.340,09 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 52,8 triệu cổ phiếu, trị giá 1.621 tỷ đồng. HNX-Index giảm 0,17 điểm (-0,05%) xuống 355,86 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 13,2 triệu cổ phiếu, trị giá 288 tỷ đồng. UPCoM-Index giảm 0,18 điểm (-0,19%) xuống 95,83 điểm.
Thị trường tăng điểm mạnh trong phiên 28/9 trước việc hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn bứt phá. Bên cạnh đó, nhiều nhóm cổ phiếu như dầu khí, than...đua nhua tăng giá. Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước, tổng giá trị khớp lệnh đạt 20.037 tỷ đồng, giảm 16%.
Khối ngoại giao dịch tích cực trở lại khi mua ròng 480 tỷ đồng trên sàn HoSE trong khi bán ròng nhẹ ở 2 sàn HNX và UPCoM.
Theo Chứng khoán Agriseco, cần lưu ý số liệu vĩ mô Việt Nam quý III sẽ được công bố trong ngày mai và có thể ảnh hưởng tâm lý trong ngắn hạn.
Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng với việc hồi phục khi chạm vùng hỗ trợ 1.320-1.330 điểm, VN-Index nhiều khả năng sẽ nhanh chóng quay trở lại ngưỡng 1.350 điểm trong các phiên giao dịch tới.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 28/9, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 giảm sâu. Dow Jones giảm 569,38 điểm, tương đương 1,63%, xuống 34.299,99 điểm. S&P 500 giảm 90,48 điểm, tương đương 2,04%, xuống 4.352,63 điểm. Nasdaq giảm 423,29 điểm, tương đương 2,83%, xuống 14.546,68 điểm.
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương hầu hết giảm trong phiên 28/9. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 0,4%. Tại Nhật Bản, Nikkei giảm 0,19%, Topix giảm 0,29%. Thị trường Trung Quốc trái chiều với Shanghai Composite tăng 0,54%, Shenzhen Component giảm 0,212%. Hang Seng của Hong Kong tăng 1,2%. Goldman Sachs hôm nay hạ dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm nay xuống còn 7,8% từ mức 8,2% đưa ra trước đó. Nomura cũng hạ kỳ vọng, từ 8,2% xuống còn 7,7%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,14%.
Chốt phiên 28/9, giá dầu Brent, WTI đều giảm. Giá dầu Brent tương lai giảm 44 cent, tương đương 0,6%, xuống 79,09 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 80,75 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 10/2018. Giá dầu WTI tương lai giảm 16 cent, tương đương 0,2%, xuống 75,29 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 76,67 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 7. Giá dầu gần đây tăng liên tục với nhu cầu nhiên liệu tăng và nhà đầu tư dự đoán OPEC cùng đồng minh, tức OPEC+, vẫn siết chặt sản lượng khi họp vào tuần tới.