• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,56 -7,19/-0,57%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,56   -7,19/-0,57%  |   HNX-INDEX   226,88   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   92,15   -0,17/-0,18%  |   VN30   1.317,34   -9,31/-0,70%  |   HNX30   488,57   -1,41/-0,29%
09 Tháng Mười Một 2024 9:32:32 SA - Mở cửa
Bệ đỡ nông nghiệp cần tiếp tục được hỗ trợ
Nguồn tin: Báo Đầu tư | 16/01/2022 10:05:00 CH
Nông, lâm nghiệp - thủy sản (gọi chung là nông nghiệp) là một trong 3 nhóm ngành đạt được nhiều kết quả tích cực, song cũng có một số vấn đề cần được tiếp tục xử lý để hỗ trợ.
 
Xứng danh là bệ đỡ
 
Khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, nông nghiệp cùng với công nghiệp - xây dựng là 2 nhóm ngành của kinh tế thực có tỷ trọng lớn nhất, nên nước ta đã không bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng.
 
Hai năm qua, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tập trung vào các địa bàn đông dân cư, nhiều doanh nghiệp, các địa bàn sản xuất, xuất khẩu lớn… Trong bối cảnh này, nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ, thể hiện ở nhiều mặt.
 
Một là, đón trở lại quê hương hàng triệu lao động thất nghiệp, thiếu việc làm từ các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ ở các đô thị.
 
Hai là, cung cấp lương thực, thực phẩm cho thị trường trong nước, góp phần làm cho giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng thấp chưa bằng một nửa tốc độ tăng giá tiêu dùng chung (0,72% so với 1,84%), góp phần giảm áp lực đối với mức sống thực tế của người tiêu dùng, đặc biệt là người nghèo, người gặp khó khăn, rủi ro do thiên tai, dịch bệnh.
 
Ba là, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt kỷ lục mới, trong đó có 8 mặt hàng chính (theo Tổng cục Thống kê) đạt trên 1 tỷ USD.
 
Bốn là, tăng trưởng GDP của nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản năm 2020 đạt 2,68%, góp phần đưa tăng trưởng cả nước đạt 2,91% - nằm trong số ít nước tăng trưởng dương; năm 2021 gặp khó khăn lớn hơn, nhưng tăng trưởng GDP của nông, lâm nghiệp - thủy sản vẫn cao hơn năm trước (2,9%) và cao hơn tốc độ tăng chung của nền kinh tế (2,58%).
 
Cần được hỗ trợ
 
Sự hỗ trợ đầu tiên cần quan tâm là vốn đầu tư phát triển vào nông nghiệp có xu hướng giảm qua các năm và thấp xa so với tỷ trọng tương ứng trong GDP. Trong khi đó, cơ sở vật chất kỹ thuật của nông nghiệp còn nhiều yếu kém, trong khi Việt Nam nằm trong sô ít nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu.
 
Đồng thời, Nhà nước cần đưa vốn về nông thôn để đầu tư. Đây là nguồn vốn “mồi” để kéo các nguồn vốn khác về tạo thành các cơ sở công nghiệp - xây dựng, dịch vụ nhằm thu hút số lao động từ nông nghiệp chuyển sang làm công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
 
Khi nông nghiệp tăng trưởng khá, phát triển toàn diện, sẽ có nhiều sản phẩm phục vụ thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu.
 
Tiêu thụ trong nước không chỉ tăng về số lượng, mà còn đa dạng, phong phú về chủng loại. Vấn đề cần quan tâm là nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn…
 
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có một số điểm quan trọng cần quan tâm, như bảo đảm vệ sinh an toàn; sơ chế để bảo quản được lâu dài, chế biến để nâng cao giá trị; có thương hiệu riêng; cơ cấu lại thị trường.
 
Trong các thị trường, lớn nhất là thị trường Mỹ, Trung Quốc.
 
Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất. 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường Mỹ đạt 11,52 tỷ USD, chiếm 30,6% kim ngạch mặt hàng nông, lâm nghiệp - thủy sản chính của cả nước (trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ chiếm 59,4%; hạt điều chiếm 29,1%; thủy sản chiếm 23,4%…). Tuy nhiên, thị trường này dễ phát sinh các hàng rào kỹ thuật, kể cả về tiền tệ, nên cần xem xét cẩn thận để tránh “bỏ trứng vào một giỏ”.
 
Trong khi đó, thị trường Trung Quốc vừa ở gần, vừa có dung lượng lớn, đang chuyển dịch mạnh sang công nghiệp, dịch vụ, giảm mạnh tỷ trọng nông, lâm nghiệp - thủy sản (năm 2019 chỉ còn 7,1%)… Trong 11 tháng năm 2021, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chính sang thị trường này đạt 8,13 tỷ USD, chiếm 21,6% tổng số (trong đó, sắn và sản phẩm từ sắn chiếm 93,4%, cao su chiếm 68,9%; rau quả chiếm 53,9%…). Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu tiểu ngạch (chiếm khoảng 10%), lại thường xuyên bị ngừng trệ, nhất là từ cuối năm trước đến nay.