• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,56 -7,19/-0,57%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,56   -7,19/-0,57%  |   HNX-INDEX   226,88   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   92,15   -0,17/-0,18%  |   VN30   1.317,34   -9,31/-0,70%  |   HNX30   488,57   -1,41/-0,29%
09 Tháng Mười Một 2024 9:27:39 SA - Mở cửa
Nhu cầu và giá bật tăng, xuất khẩu cao su - “vàng trắng” lập kỷ lục mới
Nguồn tin: Báo Lao Động | 09/01/2022 9:25:00 CH
Mặc dù xuất khẩu cao su năm 2022 được đặt mục tiêu ở mức 3,5 tỷ USD, nhưng dự báo xuất khẩu mặt hàng này trong năm nay sẽ vượt kế hoạch.
 
Dự báo giá xuất khẩu cao su thiết lập "đỉnh" mới trong năm 2022
 
Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá xuất khẩu cao su sẽ bật tăng trong năm 2022, đặc biệt là ở 6 tháng cuối năm do nhu cầu nguyên liệu trên toàn cầu tăng cao và sản lượng cao su trên thế giới đang giảm bởi nhiều yếu tố, trong đó tác động nhiều nhất là tình hình biến đổi khí hậu khiến diện tích cao su trên thế giới sụt giảm, đi ngược lại với nhu cầu tăng của các nước sản xuất công nghiệp.
 
Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) cũng đưa ra dự báo, trong giai đoạn 2022-2024, cao su thế giới có thể sẽ bước vào chu kỳ tăng giá khá mạnh do nguồn cung đang giảm dần, vì thế xuất khẩu cao su của Việt Nam có thể tiếp tục được hưởng lợi về giá, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2022 có thể vượt mốc 3,5 tỷ USD. 
 
Điều đáng nói là, một trong những yếu tố hỗ trợ cho xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2022 là, tính đến nay, 55.000ha diện tích rừng cao su đã đạt chứng chỉ VFCS/PEFC (hệ thống chứng chỉ quản lý rừng bền vững) và dự kiến diện tích rừng cao su được cấp chứng chỉ sẽ đạt 100.000ha vào quý I/2022. Với diện tích đạt chứng chỉ hiện có này, 85.000 tấn cao su thiên nhiên và 300.000 tấn gỗ cao su có chứng nhận bền vững sẽ được khai thác và đưa vào sản xuất và thương mại.
 
Trong năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đã được "hưởng lợi" khi giá thu mua mặt hàng này trên thế giới tăng cao. Cục Xuất nhập khẩu cũng cho biết, tháng 12.2021, mức giá xuất khẩu cao su bình quân đạt 1.720 USD/tấn, tăng 1,6% so với tháng 11.2021 và tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2020. Với 270.000 tấn caosu (tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước) được xuất khẩu đi trong tháng cuối cùng của năm 2021, ngành cao su đã mang về kim ngạch giá 464 triệu USD trong tháng này, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm 2020, nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cao su cả năm 2021 đạt trên 3,3 tỷ USD, dù lượng xuất khẩu chỉ tăng 12,9% (1,97 triệu tấn), nhưng tăng tới 39% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
 
 
Cần giảm tỷ lệ xuất khẩu cao su “thô” vì giá trị gia tăng thấp. Ảnh: VRG
 
Đẩy mạnh chế biến sâu, mở rộng thị trường
 
Theo Cục Xuất nhập khẩu, thông tin từ Hải quan Trung Quốc, cho thấy, thị phần của cao su Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu cao su của Trung Quốc tăng đáng kể trong năm 2021. Ngoài việc xuất khẩu ổn định sang thị trường số 1 là Trung Quốc, xuất khẩu cao su trong năm 2021 tăng trưởng mạnh ở nhiều thị trường quan trọng như Mỹ, châu Âu (EU), Malaysia, Hàn Quốc, Ấn Độ…
 
Đặc biệt là trong số các thị trường thành viên EU, cao su Việt Nam được xuất chủ yếu sang các nước: Đức (đạt 62 triệu USD), Italy (đạt 25 triệu USD), Tây Ban Nha (đạt 22 triệu USD) và Hà Lan (đạt 17 triệu USD). Tại thị trường EU, ngành công nghiệp – sản xuất – tiêu dùng đang phát triển mạnh mẽ (sản xuất máy bay, ô tô, xe máy, thiết bị, máy móc cho ngành chế tạo, y tế, hàng tiêu dùng…), nhu cầu tiêu thụ của EU đối với cao su và các sản phẩm từ cao su rất lớn, đặc biệt là các chủng loại cao su cao cấp (SVR CV) và chủng loại SVR 10, SVR 20, dự báo đà tăng trưởng nối tiếp của mặt hàng này trong những năm tiếp theo.
 
Để đáp ứng yêu cầu của thị trường cao cấp, trong đó có EU, ngành cao su cần hướng tới mục tiêu sản xuất cao su bền vững theo tiêu chuẩn của FSC (đây là hệ thống các tiêu chuẩn về chứng nhận nguồn gốc gỗ cho các nhà khai thác-PV). Lý do là bởi tiêu chuẩn này được nhiều thị trường và khách hàng chấp nhận, có thể đem giá trị gia tăng cao nhất cho sản phẩm, trong khi đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về môi trường và xã hội.
 
Để đảm bảo được chất lượng cao su, hướng tới xuất khẩu cao su bền vững, VRA đang đẩy mạnh việc cấp nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam/Vietnam Rubber”, nâng chất lượng trồng và chế biến để xây dựng thương hiệu cho cao su Việt Nam.
 
Được biết, Bộ NNPTNT đã đặt kế hoạch xuất khẩu cao su năm 2022 đạt tối thiểu 3,5 tỷ USD.
 
Theo VRA, Việt Nam đứng thứ 3 về cung cấp cao su thiên nhiên, chiếm khoảng 8,1% tổng sản lượng cao su thế giới, xếp sau Thái Lan (33,2%) và Indonesia (27,2%). Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu cao su thiên nhiên thấp hơn giá trị xuất khẩu sản phẩm cao su. Việc xuất khẩu “thô” thực tế đang là sự “lãng phí” nguồn nguyên liệu bởi giá trị xuất khẩu thấp, trong khi nếu được chế biến, các sản phẩm cao su xuất khẩu sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn rất nhiều.