• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
23 Tháng Mười Một 2024 3:10:52 CH - Mở cửa
Tài sản ngân hàng đang đối diện với rủi ro cao
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 18/01/2022 4:12:12 CH
Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) lưu ý về tác động bất lợi của nợ xấu đối với khu vực tài chính và rủi ro đối với tài sản của ngân hàng, gây đe dọa quá trình phục hồi kinh tế bền vững. Vì vậy, nợ xấu và chất lượng tài sản của ngân hàng cần được theo dõi chặt chẽ. 
 
Theo ông Jacquet Morisset, chuyên gia kinh tế trưởng của WB đánh giá, nền kinh tế Việt Nam có phục hồi cung khá mạnh nhưng gặp vấn đề về phía cầu, khi ảnh hưởng của giai đoạn giãn cách xã hội ở nhiều địa phương làm ảnh hưởng “sức khoẻ” của nền kinh tế, bao gồm cả các nguồn lực tài chính cá nhân bị suy giảm.
 
Người dân có xu hướng lo lắng hơn về tương lai, giảm bớt mua sắm và tiêu dùng, thay vào đó là tiết kiệm hơn, giữ vốn và chờ đợi. Đó là lý do vì sao phía cầu không đạt được mức như cùng kỳ năm ngoái.

 
Các chuyên gia nhận định rủi ro tín dụng chỉ có thể xảy ra với các ngân hàng yếu kém và các ngân hàng có bộ đệm dự phòng mỏng.
 
Thực tế thì Việt Nam đã áp dụng nhiều chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế như: khuyến khích hoạt động ngân hàng, giảm lãi suất, giảm chi phí vốn vay và mở rộng tín dụng cho người dân và doanh nghiệp. Việt Nam đã và đang triển khai chính sách này trong thời gian qua là hướng đi đúng đắn, góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
 
Tuy nhiên chính sách tiền tệ cũng có những rủi ro bởi vì có thể tiền sẽ chảy vào túi những doanh nghiệp yếu kém, khiến nợ xấu gia tăng. Ngoài ra, lạm phát toàn cầu tăng, việc nới lỏng chính sách quá mức có thể tăng sức ép lạm phát.
 
Tại Báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 1/2022 của WB cũng lưu ý về tác động bất lợi của nợ xấu đối với khu vực tài chính và rủi ro đối với tài sản của ngân hàng, gây đe dọa quá trình phục hồi kinh tế bền vững. Vì vậy, nợ xấu và chất lượng tài sản của ngân hàng cần được theo dõi chặt chẽ.
 
WB cho rằng, các biện pháp giãn thời gian trả nợ không nên khuyến khích việc có thể chấp nhận hạ thấp chuẩn cho vay. Các nhà hoạch định chính sách nên áp dụng chiến lược rút lui từng bước để gỡ bỏ dần các biện pháp cứu trợ ngay sau khi hoàn cảnh cho phép nhằm đảm bảo kỷ cương và quản lý rủi ro và tài chính lành mạnh.
 
Trong một bài viết gần đây, trao đổi với VnBusiness, lãnh đạo nhiều ngân hàng cho rằng, ngân hàng là một trong những ngành thích ứng nhanh nhất với tình hình dịch bệnh. So với năm 2020, ngành ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm xử lý nợ xấu, kiểm soát chất lượng tín dụng hơn trong năm 2021.
 
Một cuộc khảo sát mới được Ngân hàng Nhà nước tiến hành gần đây cho thấy, trái ngược với dự đoán về nợ xấu có thể tăng trở lại trong năm 2022, khi Thông tư 14/2021/TT-NHNN (sửa đổi Thông tư 03/2021/TT-NHNN) hết hiệu lực, đa số tổ chức tín dụng được khảo sát đều nhận định nợ xấu toàn hệ thống sẽ “giảm nhẹ” trở lại trong quý I/2022.
 
Tất nhiên, xét theo tỷ lệ toàn hệ thống, nợ xấu năm 2021 có thể sẽ tăng hơn so với năm 2020. Số liệu công bố của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến thời điểm cuối năm 2021, tỷ lệ nợ xấu (gồm nợ bán cho VAMC) đã tăng lên 3,79%. Nếu xét đến các tác động của dịch, các khoản nợ được cơ cấu lại, giãn hoãn nợ theo Thông tư 01 (Thông tư 03 và Thông tư 14 sửa đổi) có nguy cơ thành nợ xấu, tỷ lệ này lên tới 8,2% (cuối năm 2020 là 5,08%).
 
Tuy nhiên, ngành ngân hàng cũng khẳng định đến thời điểm hiện nay không có cú sốc nào về nợ xấu xảy ra. Thậm chí, lợi nhuận tăng trưởng khả quan giúp nhiều ngân hàng tăng mạnh chi phí trích lập dự phòng rủi ro lên hàng trăm phần trăm như: Vietcombank, BIDV, Vietinbank...
 
Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán SSI, năm 2022, rủi ro cho nợ xấu ngân hàng là Thông tư 14 về cơ cấu nợ không được gia hạn. Song ngay cả khi trường hợp này xảy ra, tình hình cũng không đến mức báo động, vì nền kinh tế đang dần phục hồi, khả năng trả nợ của doanh nghiệp cũng được hồi phục. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng đã trích lập dự phòng 100% cho nợ cơ cấu.
 
“Rủi ro tín dụng chỉ có thể xảy ra với các ngân hàng yếu kém và các ngân hàng có bộ đệm dự phòng mỏng. Chúng tôi vẫn lạc quan về triển vọng của các ngân hàng đã trích lập dự phòng trước hoặc trích lập dự phòng đầy đủ cho dư nợ cơ cấu”, chuyên gia phân tích SSI đánh giá.