• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.271,27 +6,37/+0,50%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:04:59 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.271,27   +6,37/+0,50%  |   HNX-INDEX   233,77   +0,82/+0,35%  |   UPCOM-INDEX   93,63   +0,16/+0,17%  |   VN30   1.318,41   +7,47/+0,57%  |   HNX30   509,85   +3,34/+0,66%
19 Tháng Chín 2024 11:54:33 CH - Mở cửa
Quyết liệt hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 16 tỷ USD
Nguồn tin: Báo Hải quan | 01/10/2022 7:30:00 SA
Từng bước chủ động nguồn thức ăn, hạn chế phụ thuộc nhập khẩu để thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản, trong đó có nuôi biển của Việt Nam phát triển bền vững là yếu tố quan trọng giúp hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 14-16 tỷ USD vào năm 2030.
 
https://fireant.vn/home
 
Cả năm 2022, xuất khẩu thủy sản dự kiến sẽ đạt khoảng 10 tỷ USD. Ảnh: TL
 
Phụ thuộc thức ăn nhập ngoại
 
Theo Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, trị giá xuất khẩu thủy sản đạt 14 - 16 tỷ USD.
 
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết: từ trước tới nay, nguồn nguyên liệu thuỷ sản chế biến, xuất khẩu chủ yếu dựa vào nuôi trồng và nhập khẩu. Định hướng chung trong thời gian tới là sẽ giảm dần sản lượng khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng và nhập khẩu.
 
Nhấn mạnh vào khía cạnh nuôi biển, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển nuôi biển như: đối tượng nuôi phong phú, sản phẩm cho giá trị kinh tế cao.
 
Tuy nhiên, ngành nuôi biển Việt Nam quy hoạch chưa tốt, hoạt động nuôi tự phát. "Trong các khâu, việc sản xuất và cung cấp thức ăn chuyên cho nghề nuôi biển hiện chưa phát triển mạnh, dù đây là yếu tố có ý nghĩa quyết định tới giá thành, chất lượng sản phẩm", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.
 
Thức ăn cho nuôi biển được cung cấp bởi 2 nguồn chính là sản xuất trong nước và nhập ngoại. Về sản xuất, thức ăn có 2 loại: thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh phục vụ nuôi cá biển công nghiệp; thức ăn tự chế từ tận dụng các loại phế phụ phẩm trong nông nghiệp, các loài cá tạp được sử dụng khá phổ biến trong nuôi biển, đặc biệt nuôi cá biển và nuôi tôm hùm.
 
“Phần lớn lượng thức ăn công nghiệp cho nuôi biển do các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sản xuất hoặc nhập ngoại nên khó kiểm soát được giá thành, chất lượng, nguồn gốc của thức ăn cũng như khả năng và các phương thức cung cấp. Đây là yếu tố quan trọng dẫn đến nghề nuôi biển chậm phát triển”, lãnh đạo Bộ NN&PTNT nhấn mạnh.
 
Tăng sử dụng nguyên liệu nội địa, giảm giá thành
 
Để thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn tới, giữa tháng 8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 – 2030.
 
Những mục tiêu được đặt ra tại Chương trình này khá cụ thể như: đến năm 2025, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 5,6 triệu tấn/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 7,8 tỷ USD/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị nuôi trồng thủy sản đạt trung bình 4,0%/năm.
 
Đến năm 2030, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 7,0 triệu tấn/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 12 tỷ USD/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị nuôi trồng thủy sản đạt trung bình trên 4,5%/năm.
 
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, giai đoạn tới, đối với tôm nước lợ sẽ ưu tiên phát triển các hình thức nuôi tôm sú trong rừng ngập mặn, nuôi hữu cơ, nuôi tôm - lúa; tiếp tục phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng tại các vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường và phù hợp với quy hoạch của địa phương đối với các tỉnh ven biển Tây Nam Bộ.
 
Đối với cá tra, định hướng là tiếp tục phát triển nuôi tại vùng ĐBSCL và các vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp, đảm bảo theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương...
 
Ở góc độ phát triển hệ thống sản xuất, cung ứng vật tư và công nghiệp hỗ trợ nuôi trồng thủy sản, lãnh đạo Tổng cục Thủy sản nêu rõ: sẽ phát triển sản xuất thức ăn thủy sản phù hợp với từng đối tượng nuôi, hình thức, điều kiện nuôi theo hướng giảm phụ thuộc vào bột cá; tăng tỷ lệ sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa để giảm giá thành sản phẩm, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và bảo vệ môi trường.
 
Ngành thủy sản cũng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật và các yêu cầu của thị trường nhập khẩu về chất lượng, an toàn thực phẩm trong các công đoạn sản xuất, thu hoạch, vận chuyển sản phẩm thủy sản.
 
"Bên cạnh đó, xây dựng, phát triển các vùng nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện giám sát dư lượng hóa chất, thuốc, kháng sinh; xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo quy định của pháp luật và yêu cầu thị trường trong thời gian tới”, ông Trần Đình Luân nói.
 
Từ đầu năm nay đến hết tháng 9/2022, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 6,6 triệu tấn (tăng 2,6% cùng kỳ 2021, đạt 75,6% kế hoạch năm 2022). Trong đó, sản lượng khai thác gần 3 triệu tấn (giảm 2,4%), sản lượng nuôi trồng đạt 3,6 triệu tấn (tăng 7,2%). Trị giá xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 8,53 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước.