• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.244,50 +9,80/+0,79%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:55:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.244,50   +9,80/+0,79%  |   HNX-INDEX   223,20   +0,95/+0,43%  |   UPCOM-INDEX   91,98   +0,16/+0,18%  |   VN30   1.302,30   +10,36/+0,80%  |   HNX30   475,35   +3,61/+0,77%
26 Tháng Mười Một 2024 1:02:23 CH - Mở cửa
Liên kết đào tạo để nâng cao chất lượng nhân lực logistics trong bối cảnh chuyển đổi số
Nguồn tin: Thời báo tài chính VN | 21/11/2022 7:53:05 SA
Phát triển nguồn nhân lực logistics trong bối cảnh chuyển đổi số là một nhu cầu cấp thiết, có vai trò làm nền tảng cho phát triển thương mại, cũng như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng, doanh nghiệp và đơn vị đào tạo cần liên kết với nhau để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mới đáp ứng yêu cầu hiện nay.
 
Thách thức chuyển đổi số đối với nhân lực logistics
 
Theo TS. Nguyễn Thị Lan Hương - Khoa Thuế và Hải quan (Học viện Tài chính), chuyển đổi số bên cạnh những cơ hội, cũng đặt ra cho ngành logistics Việt Nam một số thách thức. Thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp (DN) logistics khi chuyển đổi số là chuyển đổi mô hình kinh doanh, cùng với đó là những khó khăn về nguồn vốn và nhân lực, là thiếu hụt nguồn nhân lực logistics tài năng để giúp đơn vị chuyển đổi thành công.
 
Lực lượng lao động ngành logistics đã hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của đất nước từ thời kỳ Pháp thuộc. Đến nay nguồn nhân lực logistics trên cả nước có khoảng 1 triệu lao động, gồm 3 nhóm chính là: nhóm nhân lực quản trị cao cấp, nhân lực quản trị trung gian và nhân lực tham gia trực tiếp; ước tính chỉ đáp ứng được khoảng 40 - 50% nhu cầu của ngành. Với tốc độ tăng trưởng trung bình 20 - 25% mỗi năm của ngành logistics, việc thiếu hụt nguồn nhân lực này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các DN logistics trong nước.
 
Thiếu các viện, trung tâm đào tạo chuyên sâu
 
Theo TS. Nguyễn Thị Lan Hương, nước ta hiện nay có 3 hình thức đào tạo logistics: Tại các cơ sở đào tạo bậc đại học, sau đại học và nghề, hiệp hội và DN. Có khoảng 15 cơ sở đào tạo về chuyên ngành logistics hoặc gần chuyên ngành logistics ở cấp đại học, sau đại học và cơ sở dạy nghề về logistics. Mặc dù số trường đào tạo logistics cũng như quy mô tuyển sinh tăng mạnh trong 3 năm vừa qua. Tuy nhiên, bất cập của việc đào tạo là thiếu các viện, trung tâm đào tạo chuyên sâu, các chương trình giảng dạy chưa mang tính thực tiễn cao, chưa đáp ứng được yêu cầu và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao...
 
TS. Nguyễn Thị Lan Hương cho biết, chất lượng quá yếu so với yêu cầu, thiếu nhân lực cấp cao và năng lực ngoại ngữ chuyên ngành, ứng dụng công nghệ thông tin còn yếu. Nguyên nhân chính được chỉ ra là DN chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực, không có những kế hoạch dài hạn trong việc sử dụng nhân lực; công tác đào tạo chưa được chú trọng cao nên dẫn đến hiệu quả kém.
 
Bên cạnh đó, bản thân người lao động cũng là một trong số những nguyên nhân khi họ còn thiếu rất nhiều kiến thức chuyên môn, tin học, kỹ năng cần thiết để tham gia thị trường. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến những hạn chế trên là những điểm yếu trong công tác đào tạo.
 
Còn theo TS. Nguyễn Thị Kim Oanh - Khoa Thuế và Hải quan, các trường đều đang gặp khó khăn về nguồn lực giảng viên, đặc biệt là giảng viên được đào tạo bài bản đúng chuyên ngành, giảng viên có khả năng giảng dạy bằng ngoại ngữ và giảng viên có kinh nghiệm thực tế lâu năm. Ngoài ra, các khó khăn chung khác có thể kể đến là chương trình đào tạo chưa thống nhất về chuẩn đầu ra, thiếu giáo trình, cơ sở vật chất thực hành, mô phỏng, công tác thực tập chưa có sự kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp...
 
Bên cạnh đó, đội ngũ nhân công lao động trực tiếp còn chiếm đa số có trình độ học vấn thấp, công việc chủ yếu là bốc xếp, kiểm đếm ở các kho bãi, lái xe vận tải ít được tiếp xúc với các máy móc hiện đại cũng như phối hợp với các phần mềm có áp dụng AI (trí tuệ nhân tạo).
 
“Về mặt quản lý, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản trị của nhiều DN cũng không có khả năng cập nhật kiến thức, thông tin về ứng dụng công nghệ cho nên khó quyết định lựa chọn giải pháp. Đồng thời, còn thiếu cả đội ngũ những người tư vấn và quản lý các dự án logistics ứng dụng công nghệ” - TS. Nguyễn Thị Kim Oanh cho hay.
 
Giải pháp phát triển nhân lực logistics
 
TS. Nguyễn Thị Kim Oanh cho biết, chuyển đổi số trong ngành logistics bắt đầu dựa trên ba yếu tố: Đầu tiên người lãnh đạo phải tiên phong thay đổi cách làm thì sẽ có chuyển đổi số, tiếp đến là quy trình với công nghệ là phương tiện nhưng quan trọng vẫn là cách làm, cuối cùng là yếu tố người dùng biết họ cần gì để DN đáp ứng.
 
Để nhân lực ngành logistics có đủ cả kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, việc tăng cường hợp tác giữa Hiệp hội DN dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), DN và các trường đào tạo là yêu cầu cấp thiết. Chú trọng phối hợp giữa các DN logistics, các hiệp hội và các trường đại học để cung cấp nền tảng kiến thức cho nhân lực ngành là vô cùng quan trọng.
 
 
Chuyển đổi số trong logistics giúp giảm chi phí vận chuyển, giảm rủi ro và tăng doanh thu.
 
Theo TS. Nguyễn Thị Kim Oanh, ngoài việc đào tạo các kiến thức chuyên môn về ngành nghề, rèn luyện các tố chất cần thiết thì việc đào tạo công nghệ, đặc biệt là công nghệ áp dụng trong các hoạt động logistics cần đặt lên ngang tầm với 2 yếu tố nêu trên với các giải pháp cụ thể.
 
Đối với nhà trường, các trung tâm đào tạo cần đặt song song việc giảng dạy kiến thức lý thuyết với kiến thức thực tiễn để sinh viên có đươc tiếp xúc nhiều hơn nữa với môi trường làm việc của các công ty logistics. Việc tiếp xúc này không chỉ bó hẹp trong các đợt thực tập mà cần mở rộng ra dưới dạng các đợt tham quan thường xuyên các DN logistics lớn như kho CFS, cảng, nơi có áp dụng hệ thống công nghệ thông tin lớn để quản lý và vận hành. Qua đó, giúp sinh viên tiếp xúc trực tiếp với hệ thống công nghệ mới đang được áp dụng trong vận tải biển, vận tải hàng không, đường sắt…
 
TS. Nguyễn Thị Lan Hương cho rằng, đối với công tác đào tạo nhân lực logistics tại DN nên thường xuyên tổ chức đào tạo định kỳ cho nhân sự logistics của DN về những thay đổi của chính sách pháp luật liên quan, công nghệ mới ứng dụng trong hoạt động logistics; đa dạng hóa các hình thức đào tạo nhân sự logistics của DN phù hợp với từng vị trí công việc và chức danh nghề nghiệp...
 
Đối với công tác tuyển dụng nhân lực logistics, cần đẩy mạnh các chương trình thực tập sinh dành cho sinh viên năm thứ ba hoặc năm cuối chuyên ngành logistics từ các trường đại học, cao đẳng nhằm tìm kiếm nhân lực phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của DN; đồng thời rút ngắn được thời gian đào tạo hòa nhập, đào tạo lại tại DN sau khi tuyển dụng chính thức.
 
Chuyển đổi số là con đường tất yếu để đạt được mục tiêu
 
TS. Nguyễn Thị Kim Oanh cho rằng, với mục tiêu phấn đấu của ngành logistics Việt Nam tới năm 2025, đạt tỷ trọng 8% - 10% GDP, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15% - 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50% - 60%, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI), trên thế giới đạt thứ 50 trở lên... thì chuyển đổi số là con đường tất yếu để đạt được các chỉ tiêu trên trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0.