• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 6:16:55 SA - Mở cửa
Cảng cạn miền Bắc chưa phát huy ưu thế bằng miền Nam
Nguồn tin: Báo Giao thông | 25/11/2022 7:55:00 SA
Các cảng cạn, ICD khu vực miền Bắc chưa có sự kết nối với các cảng biển trong trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container như miền Nam.
 
Cảng cạn miền Nam phát huy ưu thế vận tải thủy nội địa
 
Theo dự thảo tờ trình Thẩm định “Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” đang được Cục Hàng hải VN lấy ý kiến, tổng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container thông qua các cảng cạn và điểm thông quan nội địa (ICD) đang hoạt động hiện nay khoảng 4,2 triệu Teu/năm.
 
 
Việc vận chuyển trực tiếp đến cảng biển gặp nhiều khó khăn do ùn tắc, kết nối chưa thuận lợi khiến việc sử dụng cảng cạn ở miền Nam cao hơn so với miền Bắc. Ảnh. TCSG
 
Trong đó, cảng cạn và cảng ICD ở miền Bắc thông qua khoảng 0,45 triệu Teu/năm, miền Nam khoảng 3,65 triệu Teu/năm).
 
Tính đến nay, cả nước đã đầu tư, công bố và đưa vào khai thác 10 cảng cạn (9 cảng cạn khu vực phía Bắc và 1 cảng cạn khu vực phía Nam) và 6 cảng thông quan nội địa (ICD) đang hoạt động thuộc các vị trí được quy hoạch cảng cạn nhưng các Chủ đầu tư chưa thực hiện thủ tục chuyển đổi thành cảng cạn theo quy định.
 
Ước tính, 90% hàng hóa thông qua các cảng thông quan nội địa (ICD), bao gồm 6 cảng ICD đã quy hoạch thành cảng cạn và cả cụm cảng ICD Trường Thọ, TP.HCM.
 
Khối lượng hàng thông qua 10 cảng cạn đã công bố chỉ chiếm khoảng 10% do hầu hết đều mới được hình thành và đều nằm ở miền Bắc, ngoại trừ cảng cạn Tân cảng Nhơn Trạch ở Đồng Nai.
 
Theo các chuyên gia, với 35 - 40% hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container làm thủ tục hải quan tại cảng cạn, các cảng tại miền Nam phát huy được ưu thế vận tải thủy nội địa (chiếm 35-40%), hỗ trợ tốt cho các cảng biển trong việc trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container, giảm sự ùn tắc tại cảng biển và giao thông đô thị khu vực TP.HCM.
 
Thực tế, thực trạng vận chuyển trực tiếp đến cảng biển gặp nhiều khó khăn do ùn tắc, kết nối chưa thuận lợi cũng khiến việc sử dụng cảng cạn ở miền Nam cao hơn so với miền Bắc.
 
Trong khi đó, các cảng cạn miền Bắc chưa kết nối với cảng biển rõ rệt do thị trường vận tải container đường biển chỉ bằng khoảng 30% so với miền Nam.
 
Bên cạnh đó, cảng biển khu vực miền Bắc không thường xuyên xảy ra ùn tắc nên hàng hóa không bắt buộc phải trung chuyển qua cảng cạn để đến cảng biển như miền Nam. Do đó, tỉ lệ sử dụng cảng cạn, cảng thông quan nội địa phía Bắc còn thấp.
 
Miền Bắc mới tập trung khai thác dịch vụ logistics kho bãi, giao nhận
 
Đáng chú ý, việc đầu tư khai thác cảng cạn hiện nay đều được thực hiện bằng các nguồn vốn xã hội hóa, bởi nhiều thành phần doanh nghiệp trong nước.
 
 
Việc đầu tư, khai thác cảng cạn hiện nay chủ yếu dùng vốn xã hội hóa của doanh nghiệp
 
Ở khu vực miền Bắc, Công ty Tân Cảng Sài Gòn hiện là doanh nghiệp khai thác cảng cạn lớn nhất và có năng lực nhất khi sở hữu 3 cảng cạn là Tân Cảng Quế Võ, Tân Cảng Hà Nam và Tân Cảng Đình Vũ, đặc biệt là khả năng điều phối, liên kết với các cảng biển cùng chủ sở hữu.
 
Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá các doanh nghiệp khai thác cảng cạn khác chưa thực sự khai thác hiệu quả vai trò của cảng cạn đối với cảng biển, chủ yếu mới tập trung khai thác dịch vụ logistics kho bãi, vận tải container đường bộ, giao nhận...
 
Cùng đó, khả năng liên kết với hãng tàu container còn hạn chế nên tỷ lệ vận đơn cảng đích qua cảng cạn ở khu vực miền Bắc chưa cao.
 
Ở chiều hướng ngược lại, doanh nghiệp ở khu vực miền Nam quản lý khai thác những cảng cạn đều là doanh nghiệp nội địa lớn, có tên tuổi trong lĩnh vực giao nhận, vận tải và kho vận, có sự liên kết mạnh mẽ với cảng biển và hãng tàu container. Do đó, tỉ lệ hàng thông qua cảng cạn với vận đơn là cảng đích khu vực này lớn hơn rất nhiều so với miền Bắc.
 
Một trong những ví dụ là Tân Cảng Sài Gòn hiện là doanh nghiệp khai thác cảng biển và cảng cạn lớn nhất cả nước, sở hữu 6 cảng cạn và ICD. Còn lại, đều là các doanh nghiệp logistics có năng lực và kinh nghiệm khai thác vận tải giao nhận ngoại thương đường biển như Transimex, Gemadept, Sotrans…