• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 3:54:53 CH - Mở cửa
Lãi suất tăng cao, vay vốn khó khăn: Lo lắng viễn cảnh 2023
Nguồn tin: VietNam Finance | 28/11/2022 9:01:28 SA
Các doanh nghiệp chưa kịp hồi sức sau đại dịch đã đối mặt với khó khăn khi tiếp cận vốn và lãi suất tăng cao. Rất nhiều chủ doanh nghiệp dự báo đà tăng lãi suất sẽ còn tiếp tục, doanh nghiệp sẽ chịu chi phí vốn đắt đỏ, thậm chí không vay được vốn… Tình thế khó khăn sẽ kéo dài đến năm 2023. Điều đáng sợ là nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa khó đủ sức trụ đến lúc đó.

 
Các doanh nghiệp đối mặt với khó khăn khi tiếp cận vốn
 
Lãi suất cao và không vay được vốn
 
Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu tháng 11 đến nay, các doanh nghiệp thành viên đã phản ánh về việc lãi suất vay vốn liên tục được điều chỉnh tăng. Mức phổ biến đã lên gần 12%, thậm chí có lãi suất cho vay đối với 1 số lĩnh vực thuộc diện hạn chế đã đến 13%. Đây là mức rất cao và dự báo sẽ còn tăng tiếp.
 
Bà Cao Minh Doanh - Giám đốc một doanh nghiệp chuyên gia công dệt may ở Gia Lâm - Hà Nội chia sẻ, sau nhiều nỗ lực, doanh nghiệp đã kết nối lại được các đơn hàng và đang cần vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Sau 1 vài đợt vay hồi giữa năm khá thuận thì gần 2 tháng nay dù đã “gõ cửa” nhiều ngân hàng nhưng đều gặp khó khăn.
 
Có ngân hàng vẫn chấp nhận cho vay nhưng điều kiện vay vốn nâng lên so với trước đây vì room đã cạn nên phải xét duyệt rất gắt, doanh nghiệp của bà không đáp ứng được; có ngân hàng từ chối vì tạm dừng mở rộng tín dụng do cận room; có ngân hàng đồng ý cho vay nhưng lãi suất quá cao khiến doanh nghiệp gia công như bà nếu vay vốn thì không còn có lãi.
 
Thiếu vốn khiến bà Doanh chỉ biết tiếc nuối những cơ hội qua đi và không biết bao giờ doanh nghiệp mới phục hồi được.
 
Anh Nguyễn Hoàng Minh, chủ một doanh nghiệp chuyên các sản phẩm sắt như: ban công, lan can, trang trí… phục vụ các công trình xây dựng, cho biết thị trường bất động sản khó khăn nên sản phẩm tiêu thụ rất chậm, doanh nghiệp cầm chừng suốt 1 năm qua.
 
Mới đây, anh nhận được đơn hàng gia công hàng nghìn sản phẩm cho dự án căn hộ lớn, doanh nghiệp cần vay vốn để nhập nguyên liệu và tuyển thêm nhân công nhưng đến đâu cũng đòi hỏi điều kiện ngặt nghèo, lãi suất thì rất cao. Doanh nghiệp của anh Minh rất cần đơn hàng này không phải để kiếm lãi mà chủ yếu để phục hồi sản xuất, có việc nuôi nhân công. Nhưng với lãi suất cao đến 12 - 13% khiến doanh nghiệp phải cân nhắc vì lãi vay ăn hết lợi nhuận.
 
Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ra khỏi đại dịch khó khăn để phục hồi sản xuất. Vốn và tài sản tích lũy đã tiêu tán hết trong đại dịch nên gặp khó khi vay ngân hàng bởi tài sản thế chấp không còn, ngân hàng cũng không mặn mà cho vay với các doanh nghiệp đã thua lỗ 2 năm. Đã thế, lãi suất tăng cao trở thành một “đòn bồi” khiến doanh doanh nghiệp đã khó càng thêm khó.
 
Phía ngân hàng cũng có lý do khi cho rằng, trong hoàn cảnh sau đại dịch nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn lớn nhất là không còn tài sản thế chấp để vay khoản mới, hợp đồng mới không đảm bảo nguồn thu để trả nợ nên cho vay sẽ tiềm ẩn rủi ro lớn. Hơn nữa, khi room tín dụng đã cạn, lãi suất tăng cao thì ngân hàng càng phải thận trọng.
 
Từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã cố duy trì 1 nền lãi suất dễ chịu nhưng việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp đã không dễ dàng do vướng các điều kiện tín dụng. Đến nay, qua hai đợt tăng lãi suất huy động khiến lãi suất cho vay tăng cao thì cửa vay vốn ngân hàng càng thêm hẹp
 
Lường trước khó khăn năm 2023

 
Thông tin từ các doanh nghiệp cho biết đến nay, không ít ngân hàng đã cập nhật biểu lãi suất cho vay mới với mức tăng từ 0,5%-1,2% so với đầu tháng 10. Theo đó, lãi suất ưu đãi cho khoản vay mới dành cho cá nhân đã tăng lên mức tối thiểu 11,5-13%/năm tại nhà băng tư nhân và khoảng 11,5-12%/năm tại khối ngân hàng có vốn nhà nước chi phối.
 
Nhưng đó chỉ mới là khởi đầu của làn sóng tăng lãi suất cho vay. Bởi vì, với đợt tăng lãi suất huy động mới nhất cuối tháng 10 lên đến 10% thậm chí 11% thì lãi suất cuối năm 2022 và đầu 2023 được dự đoán còn tăng nữa. Với lãi suất huy động trên 10% thậm chí 11%, nếu ước tính lãi suất cho vay thông thường theo công thức cộng thêm 4% thì tương lai gần lãi suất cho vay sẽ lên đến 14 - 15%.
 
Điều đáng lo hơn là cùng với lãi suất, doanh nghiệp còn đối mặt với giá xăng dầu, chi phí nhập khẩu nguyên liệu đắt đỏ do lạm phát quốc tế và tỷ giá tăng… tình huống khó khăn vào cuối năm 2022 đã rõ và sẽ tiếp tục kéo dài qua năm 2023. Đây là nhận định được nhiều doanh nghiệp cho rằng là rất thực tế.
 
Đối với các doanh nghiệp ở lĩnh vực hạn chế tín dụng như bất động sản thì lãi suất đến nay đã sát 13%. Những doanh nghiệp đang dang dở dự án hàng trăm hay nghìn tỷ thực sự lao đao với khoản trả lãi mỗi kỳ. Lãi suất tăng, chi phí đầu vào tăng nhưng thị trường trầm lắng… khiến các doanh nghiệp nhìn viễn cảnh đầu năm 2023 với tâm trạng đầy lo lắng.
 
Không thể phủ nhận nỗ lực kìm lãi suất suốt một thời gian dài để hỗ trợ kinh tế tăng trưởng và phục hồi sản xuất kinh doanh. Nhưng dường như vấn đề hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vẫn trông chờ vào tiết giảm chi phí để hạ lãi suất của ngân hàng. Tuy nhiên, với tình thế hiện nay thì cách này không còn khả thi.
 
Trong khi đó, một hệ thống các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp dường như vẫn không phat huy tác dụng. Rất nhiều quỹ được thành lập theo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ… Mà theo các chuyên gia, chúng ta lập ra rất nhiều quỹ, nhiều định chế, nhưng hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn thì không hiệu quả.
 
Bên cạnh đó, trong tình thế hiện nay cần có cách để phá “thế” chỉ biết trông vào vốn ngân hàng bằng cách xây dựng các chính sách và thúc đẩy những loại hình cho vay mới, để lấp đầy khoảng trống tín dụng này. Hiện nay, các hình thức cho vay mới đang gia tăng, với các công ty tài chính công nghệ, ngân hàng thuần số. Tại Việt Nam, số lượng công ty fintech đã tăng nhanh, với các lĩnh vực hoạt động chính là thanh toán, chuyển tiền, cho vay, tài chính cá nhân… Điều này mang đến cho nhóm doanh nghiệp nhỏ nhiều cơ hội tiếp cận vốn tín dụng và dịch vụ mới.