• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 9:17:39 CH - Mở cửa
Giá gas hôm nay 14/12: Giá gas thế giới giảm, trong nước duy trì ổn định
Nguồn tin: Báo Công thương | 14/12/2022 9:02:44 SA
Giá gas hôm nay 14/12, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) giảm 0,58% xuống mức 6,89 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 1/2023.
 
Sau một mùa thu tương đối ôn hòa, các doanh nghiệp và hộ gia đình ở châu Âu tiết kiệm được nhiều khí đốt hơn so với yêu cầu của kế hoạch khẩn cấp. Kết quả là, các kho dự trữ khí đốt tăng lên gần 100%.

 
Tình trạng thiếu hụt khí đốt có thể trở nên trầm trọng hơn trong mùa Đông năm tới
 
Hiện tại, các kho dự trữ khí đốt của Đức vẫn ở mức khoảng 95%. Đức đang lên kế hoạch khai trương trạm nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên tại cảng Wilhelmshaven ở Biển Bắc vào cuối tuần này.
 
Tuy nhiên, đợt giá rét đột ngột vào cuối tuần trước đã gióng lên hồi chuông cảnh báo. Đức đối mặt với nguy cơ thiếu khí đốt vì không đạt mục tiêu cắt giảm lượng tiêu thụ trong bối cảnh nhiệt độ đang giảm.
 
Thời tiết lạnh hơn có khả năng buộc các công ty tiện ích phải lấy thêm khí đốt từ kho chứa, với mức lưu trữ đã thấp hơn khoảng 1,5% so với mức trung bình 5 năm vào thời điểm này trong năm.
 
Trong bối cảnh nguồn cung khí đốt từ Nga giảm mạnh, Liên minh châu Âu (EU) vẫn giải quyết được tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng trong mùa Đông năm nay nhờ vào các biện pháp khẩn cấp, thời tiết thuận lợi và giá khí đốt cao làm giảm nhu cầu nhiên liệu.
 
Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo, tình trạng thiếu hụt khí đốt có thể trở nên trầm trọng hơn trong mùa Đông năm tới, đặt ra thách thức lớn cho châu Âu. EU sẽ có nguy cơ thiếu hụt 27 tỷ m3 khí đốt trong năm 2023, tương đương gần 7% nhu cầu tiêu thụ.
 
Nhưng khoảng trống này có thể được thu hẹp và tránh được thông qua những nỗ lực mạnh mẽ hơn để cải thiện hiệu quả năng lượng, triển khai năng lượng tái tạo, lắp đặt máy bơm nhiệt, thúc đẩy tiết kiệm năng lượng và tăng nguồn cung khí đốt.
 
Dự kiến vào ngày 15/12, các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận về việc chuẩn bị các kế hoạch dự phòng sớm cho việc cung cấp năng lượng vào mùa Đông năm tới tại một hội nghị thượng đỉnh ở Brussels.
 
Ủy ban châu Âu tháng trước đề xuất trần giá khí đốt 275 euro (khoảng 292 USD) mỗi megawatt giờ nhằm đối phó cuộc khủng hoảng năng lượng, sau khi Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt tự nhiên khiến giá năng lượng tăng vọt.
 
Tuy nhiên, cuộc họp vào ngày 13/12 của các Bộ trưởng EU không đạt được thỏa thuận về áp trần giá khí đốt trên toàn khối, sau nhiều tháng tranh luận căng thẳng. Các bộ trưởng năng lượng EU dự kiến nhóm họp lại vào ngày 19/12.
 
Trong đó, Đức, Áo và Hà Lan cảnh báo về việc áp trần giá khí đốt, vì lo ngại có thể khiến các lô hàng khí đốt cần thiết chuyển hướng khỏi châu Âu và gây gián đoạn hoạt động của các thị trường năng lượng. Các quốc gia khác gồm Hy Lạp, Bỉ, Italy và Ba Lan yêu cầu mức trần mà họ cho sẽ bảo vệ nền kinh tế khỏi giá năng lượng cao.
 
Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/12 giá gas tiếp tục tăng. Theo đó, trung bình mỗi bình gas loại 12kg đến tay người tiêu dùng tăng từ 13.000-14.000 đồng, loại 45kg tăng 52.000-53.000 đồng/bình, tùy thương hiệu, so với tháng trước.
 
Cụ thể, Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP.Hồ Chí Minh (Saigon Petro) thông báo, từ ngày 1/12, giá bán gas SP tăng 1.083 đồng/kg (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng), tức tăng 13.000 đồng/bình 12kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng loại bình gas 12kg của thương hiệu này là 438.000 đồng/bình 12kg.
 
Thương hiệu gas City Petro cũng thông báo từ 1/12, các sản phẩm của thương hiệu gas này tăng 7.000 đồng/bình 6kg, 14.000 đồng/bình 12kg, 52.500 đồng/bình 45kg và 58.500 đồng/bình 50kg.
 
Với mức tăng này, giá bán lẻ của gas City Petro đến tay người tiêu dùng không vượt quá mức 259.500 đồng/bình 6kg, 461.500 đồng/bình 12kg, 1.730.500 đồng/bình 45kg và 1.922.000 đồng/bình 50kg.
 
Tại Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam, từ 1/12, giá gas của công ty này tăng 14.000 đồng/bình 12kg và tăng hơn 52.500 đồng/bình 45kg. Như vậy, giá gas bán lẻ của công ty này đến tay người tiêu dùng là hơn 442.000 đồng/bình 12 kg, còn bình 45kg là hơn 1.660.000 đồng/bình.
 
Giá gas Petrolimex bán lẻ tại thị trường Hà Nội từ 1/12 tăng 13.200 đồng/bình 12kg và tăng 52.800 đồng/bình 48kg (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Vì vậy, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tương ứng là 440.900 đồng/bình dân dụng 12kg; 1.763.600 đồng/bình công nghiệp 48kg.
 
Theo thông báo của Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí Miền Nam (Gas South), từ ngày 1/12, giá gas bán lẻ của thương hiệu này tăng 1.167 đồng/kg gas so với tháng trước (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương đương tăng 14.000 đồng/bình 12kg và tăng 52.515 đồng/bình 45kg.