Lượng tiêu thụ cà phê nội địa dự kiến sẽ tăng ở mức 5-10% trong các năm tới: Có nhiều nhà máy chế biến cà phê hòa tan đã và đang được xây dựng mới hoặc mở rộng công suất mỗi năm như Marubeni, Louis Dreyfus và Instanta, Intimex Group, Olympic (Tín Nghĩa cũ)…
Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê Việt Nam (Vicofa), Chủ tịch HĐQT Intimex Group cho biết: Niên vụ 2021-2022, tổng lượng cà phê xuất khẩu ước lượng khoảng 1,7 triệu tấn (bao gồm Arabica và thành phẩm), tăng 13% về lương so với vụ trước đó. Giá sàn London giữ ở mức cao, không chịu sự cạnh tranh từ Robusta Brazil. Sáu tháng đầu vụ, xuất khẩu lên tục tăng (trừ tháng 2 Tết): Tổng gần 1 triêu tấn - chiếm 55% tổng lượng xuất khẩu cả vụ. Sáu tháng cuối: lượng xuất khẩu giảm do dân chỉ bán với mức cao, trừ lùi co lai. Một số tháng cuối vụ, Việt Nam còn chịu sự cạnh tranh về giá từ hàng Robusta Indonesia.
Về tiêu thụ nội địa: Niên vụ 2021-2022, tổng lượng cà phê nhân được sử dụng để sản xuất, chế biến trong nội địa ước tính 300.000 tấn, 130.000 tấn dùng để sản xuất cà phê rang xay, 170.000 tấn dùng để chế biến cà phê hòa tan (nguyên liệu)
Niên vụ 2022-2023 ngành cà phê gặp một số khó khăn, đó là giai đoạn sau tháng Ba, giá trừ lụi co lại nhanh từ mức trên -450 xuống -50: Các nhà xuất khẩu có hợp đồng giao hàng buộc phải mua nội địa giá cao. Thậm chí giai đoạn cuối vụ (tháng Chín), do không mua được hàng nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phải xin giao hàng trễ qua tháng 10, tháng 11. Giai đoạn tháng Sáu đến tháng Chín: Indonesia vào vụ, giá (Robusta) rẻ hơn Việt Nam 100$-200$ khiến nhu cầu mua từ Việt Nam giảm mạnh (khách mua Nestle, JDE…). Nhiều nhà xuất khẩu (nội địa và FDI) nhận nhiều khiếu nại về độ ẩm, bị trả hàng hoặc phải đền bù chi phí (đặc biệt giai đoạn đi hàng tháng 12 đến tháng Ba khi Châu Âu vẫn còn trong mùa lạnh). Chi phí nhân công, phân bón, vận chuyện, nguyên liệu vận hành nhà máy tăng cao…
Nhận định về niên vụ cà phê 2022-2023 ông Đỗ Hà Nam cho rằng: Về tình hình thế giới, Brazil vụ 22/23 dự kiến Robusta được mùa – ước tính hơn 1,3 triệu tấn - tăng 5% so với vụ cũ (theo USDA) – và có xu hướng sẽ tiếp tục tăng lên 1,5 triệu tấn trong vài năm tới. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự đoán nhu cầu tiêu thụ nội địa Robusta Brazil vẫn ở mức cao, khiến việc xuất khẩu trong năm nay khó xảy ra. Indonesia dự kiến sản lượng Robusta không đổi (khoảng 600.000 tấn – USDA). Các nhà rang xay lớn đang thăm dò nhu cầu tiêu thụ của khách hàng, nên có động thái mua giao ngắn hạn thay vì mua trước cả năm, 06 tháng như trước đây. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng Robusta dự kiến không giảm do xu hướng tiêu dùng chuyển qua sử dụng các loại cà phê giá rẻ hơn. Chi phí sản xuất của các nhà máy chế biến, sản xuất cà phê (rang xay, cà phê hòa tan) tại Châu Âu đang tăng mạnh do giá nhiên liệu tăng cao.
Sản lượng cà phê trong nước niên vụ 2022-2023 dự kiến giảm 10-15% so với vụ trước. Diện tích trồng cà phê có xu hướng giảm do người dân chuyển đổi sang các cây trồng khác có hiệu quả hơn (sầu riêng, bơ…) hoặc trồng xen canh trong vườn. Đầu tháng 10 đã có hàng vụ mới nhưng việc thu hái, phơi sấy diễn ra chậm do thời tiết mưa nhiều, liên tục trong giai đoạn này.
Chất lượng hạt cà cũng có thể bị ảnh hưởng (nhiều cà nâu). Tỷ lệ hàng trên sàn (sàn 16,18) ước lượng chiếm 60% trở lên. Chí phí nhân công thu hái ngày càng tăng do thiếu lao động tại địa phương, phải thuê lao động từ các vùng khác đến. Chi phí phân bón vẫn đang ở mức cao. Chi phí vận hành nhà máy chế biến, sản xuất thành phẩm tiếp tục tang. Lạm phát tăng, lãi suất ngân hàng cho vay tăng, hạn mức tín dụng giảm: có thể tạo ra những áp lực về nguồn tài chính cho nông dân, đại lý và các nhà xuất khẩu.
Lượng tiêu thụ cà phê nội địa dự kiến sẽ tăng ở mức 5-10% trong các năm tới: Có nhiều nhà máy chế biến cà phê hòa tan đã và đang được xây dựng mới hoặc mở rộng công suất mỗi năm như Marubeni, Louis Dreyfus và Instanta, Intimex Group, Olympic (Tín Nghĩa cũ)… Các hệ thống chuỗi, quán cà phê mới được khai trương hoặc mở lại, dự kiến sẽ nhanh chóng phục hồi, hoạt động mạnh trở lại như trước khi có đại dịch.
“Lượng xuất khẩu cà phê vụ 2022-2023 dự kiến sẽ giảm mạnh so với vụ trước do lượng hàng tồn kho vụ từ vụ 2021-2022 sang ước tính không đáng kể. Tỷ giá USD đang trong tình trạng biến động, có thể gây rủi ro và ảnh hưởng đến giá chào xuất khẩu trong từng thời điểm. Tỷ lệ hàng đạt tiêu chuẩn về tỷ lệ nhiễm thuốc diệt cỏ - Glyphosate của cà phê Việt Nam được đánh giá ở mức tốt - là lợi thế cạnh tranh chính so với robusta Brazil (Liên mình Châu Âu đang cảnh báo sẽ tiếp tục siết mạnh trong các năm tiếp theo). Cước tàu đi Châu Âu, Mỹ đã giảm mạnh và bình ổn so với năm 2020-2021. Giá mua nội địa khoảng: 42.000 đồng/kg - Mức trừ lùi khoảng: -110, loại R2, hàng thổi. Các nhà xuất khẩu trong nước có thể không dám mở nhiều hợp đồng với mức trừ lùi rẻ hơn (do không ráp được) và không bán quá xa do chưa xác định được xu hướng giá London. Nếu giá nội địa xuống dưới 40.000 đồng/kg: Người dân sẽ hạn chế bán ra: giá trừ lùi có thể co lại”, ông Đỗ Hà Nam nhận định.
Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho ngành cà phê phát triển, ông Đỗ Hà Nam cũng đưa ra một số kiến nghị như: Cần đảm bảo nguồn vốn, hạn mức giải ngân của ngân hàng cho sản xuất, chế biến, xuất khẩu; Đẩy mạnh tái canh: do chưa đồng bộ mà chỉ ở một số vùng có lợi thế trồng cà phê (Lâm Đồng, Đắk Nông…); Tỷ lệ nhiễm glyphosate còn một số vùng bị nhiễm chưa khắc phục; Cơ giới hóa thu hái cà phê do thiếu lao động, nhân công, đặc biệt do thế hệ trẻ không muốn lao động nông nghiệp tại các vùng nguyên liệu. Để đảm bảo cuộc sống ổn định của người trồng cà phê, cần đẩy mạnh các chương trình cà phê bền vững, cà phê chất lượng như 4C, Rain Forest, Fairtrade… với sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức quốc tế, các nhà rang xay hàng đầu thế giới…