Riêng HAG với dư mua hàng chục triệu cổ sớm bật trần với 9.520 đồng/cp. Lực mua tốt còn diễn ra tại mã DBC của Dabaco, thị giá theo đó giằng co tại mức áp trần 16.400 đồng/cp. BAF cũng hồi phục về mốc 19.400 đồng/cp, tăng gần 5%.
Phiên giao dịch 6/12 khép lại với sắc đỏ bao trùm, VN-Index giảm gần 45 điểm. Tuy nhiên, phản ứng trước thông tin Trung Quốc điều chỉnh chính sách phòng chống dịch Covid theo hướng nới lỏng hơn các biện pháp kiểm soát, một số nhóm doanh nghiệp được kỳ vọng hưởng lợi đã có cổ phiếu đi ngược dòng thị trường, nổi bật nhất là nhóm chăn nuôi heo.
Bên cạnh thông tin nói trên, động thái tích cực của nhóm công ty chăn nuôi diễn ra trong bối cảnh Tết Nguyên đán cận kề và thị trường kỳ vọng rằng nhu cầu thịt heo từ cả Việt Nam và Trung Quốc đều tăng.
Nhóm doanh nghiệp chăn nuôi heo gồm Hoàng Anh Gia Lai (HAGL,
HAG), Nông nghiệp Baf (
BAF), Dabaco (DBC) tăng mạnh với thanh khoản lớn.
Riêng
HAG với dư mua hàng chục triệu cổ sớm bật trần với 9.520 đồng/cp. Lực mua tốt còn diễn ra tại mã DBC của Dabaco, thị giá theo đó giằng co tại mức áp trần 16.400 đồng/cp.
BAF cũng hồi phục về mốc 19.400 đồng/cp, tăng gần 5%.
Ngược lại, mã
MML của Masan MEATLife giảm. Được biết, đối mặt với áp lực chi phí tăng, doanh thu giảm do không còn mảng thức ăn khiến chỉ số Công ty dự báo giảm trong năm 2022.
Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (6/12) tăng giảm không đồng nhất 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 50.000 - 55.000 đồng/kg.
Thống kê một tuần qua, Cục Xuất nhập khẩu cho biết hiện tổng đàn heo cả nước khoảng 28,6 triệu con, sản lượng thịt ước đạt 3,23 triệu tấn. Với nguồn cung dồi dào, giá heo trong dịp Tết sẽ nhích lên nhưng mức tăng khó được như kỳ vọng.
Nhìn lại một năm, thị trường heo phải nói khá biến động: Nếu đầu năm giá bán tăng mạnh khiến người chăn nuôi vui mừng, thì từ tháng 6 giá đầu vào tăng đột biến đã “ăn mòn” lợi nhuận.
Mặt khác, tại nhóm công ty niêm yết, mỗi đơn vị cũng có câu chuyện riêng, góp phần làm bức tranh ngành năm 2022 thêm sinh động.
Trong đó, đầu tiên phải kể đến HAGL của bầu Đức. Tuyên bố đầu tư mạnh cho mảng heo, song song với cây ăn trái, từ tháng 1/2022; HAGL đã thể hiện sự nỗ lực vựt dậy mạnh mẽ khi tiếp ra mắt thương hiệu heo riêng Bapi - Heo ăn chuối HAGL ngay trong tháng 3, tiến đến mở chuỗi và bày bán ra thị trường từ tháng 8.
Đến nay, HAGL được biết đã phân phối Heo ăn chuối Bapi từ Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM và các tỉnh vệ tinh lân cận. Công ty cũng thành công đưa được thương hiệu vào các chuỗi bán lẻ gồm Lotte, Homefarm, Fresh Market, T-Mart…
Nhờ tự chủ được nguồn thức ăn (tận dụng phần lớn trái chuối không xuất khẩu và có công thức cám riêng), HAGL vẫn đạt lợi nhuận tốt trong bối cảnh đầu vào tăng cao. Luỹ kế 10 tháng đầu năm 2022, HAGL ghi nhận doanh thu 3.650 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chính thức vượt mức nghìn tỷ đồng, đạt 1.001 tỷ.
Cũng có công thức cám riêng, BaF tiếp nối cuộc chơi thịt thương hiệu với Heo ăn chay. Thịt Heo ăn chay được bán tại chuỗi SibaFood và Meat Shop.
BaF là một nhánh chăn nuôi thuộc Công ty Tân Long, tham gia thị trường từ năm 2017. Chia sẻ tại sự kiện vừa qua, lãnh đạo BaF nhấn mạnh heo là ngành khó nhằn, và chính Công ty cũng xém dừng cuộc sau 2 năm đầu tham gia.
Song, sau đại dịch tả lợn cuối năm 2019 đến nay, thị trường tuy thách thức nhưng cũng moẻ ra cơ hội mới. Và mô hình 3F, chăn nuôi bền vững sẽ là công cụ cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt trên thị trường, với loạt thương hiệu ngoại hiện hữu như CP, CJ…
Tự chủ được thức ăn,
BAF kết thúc 9 tháng đầu năm với doanh thu thuần 4.890 tỷ đồng, giảm song lợi nhuận sau thuế đạt 286 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ.
Ngược lại,
MML và DBC giảm lãi trước áp lực chi phí.