• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
19 Tháng Mười 2024 9:31:40 CH - Mở cửa
Tìm lời giải cho ‘bài toán’ tự chủ nguyên phụ liệu dệt may
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 28/03/2022 8:53:06 SA
Để có thể tự chủ được nguồn cung nguyên phụ liệu dệt may trong nước đang trông chờ vào nguồn vốn lớn cùng cơ chế vay vốn thông thoáng nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Không chỉ vậy, rất cần có thêm những chính sách đủ mạnh, thực sự hiệu quả, tạo sân chơi bình đẳng để nâng cao tỷ lệ nội địa hoá hàng dệt may xuất khẩu.
 
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), cho biết ngành sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may là ngành sử dụng vốn nhiều.
 
Trông chờ nguồn vốn lớn
 
Theo ông Trường, quy mô thông thường của nhà máy sản xuất sợi, vải phải có mức đầu tư từ 30 – 50 triệu USD chứ không chỉ 5-7 triệu USD như ngành may. Hoặc như quy mô đầu tư cho 1 chỗ làm việc của công nhân ngành may khoảng 4.000 USD nhưng với ngành dệt nhuộm là khoảng 15-20 nghìn USD. 

 
Quy mô thông thường của nhà máy sản xuất sợi, vải phải có mức đầu tư từ 30 – 50 triệu USD chứ không chỉ 5-7 triệu USD như ngành may.
 
Điều này cho thấy ngành sản xuất nguyên, phụ liệu dệt may trong nước đang phụ thuộc nhiều hơn vào vốn, đặc biệt là nguồn vốn lớn.
 
Đơn cử như hồi tháng 11 năm ngoái CTCP Sợi Thế Kỷ (STK) có nghị quyết thông qua việc bảo lãnh cho công ty con (sở hữu 100%) là Công ty TNHH Sợi Dệt Nhuộm Unitex để vay ngân hàng hơn 1.250 tỷ đồng nhằm đầu tư dự án nhà máy sản xuất sợi tổng hợp với công suất 60.000 tấn/năm ở tỉnh Tây Ninh.
 
Không chỉ vậy, trong hạ tuần tháng 3/2022 này, phía STK đã thông qua phương án tăng vốn thêm hơn 136 tỷ đồng ở Công ty Unitex nhằm thực hiện đầu tư giai đoạn 1 của dự án nhà máy sợi tổng hợp nêu trên và nhà máy sản xuất vải thành phẩm.
 
Số vốn tăng thêm này sử dụng vào việc thanh toán chi phí thi công kết cấu nhà xưởng chính theo tiến độ xây dựng, dự kiến là vào quý 3 - quý 4/2022. 
 
Nên biết thêm, phía STK sẽ sử dụng toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để góp thêm hơn 136 tỷ đồng vào Unitex. 
 
Cũng theo ông Lê Tiến Trường, do mảng nguyên phụ liệu dệt may cần nguồn vốn lớn nên điều mong muốn là có hệ thống, có chính sách tài chính hỗ trợ để nhà đầu tư sẵn sàng tham gia đầu tư vào đó.
 
Riêng chính sách tài chính, như băn khoăn của vị chủ tịch Vinatex, hiện tại nếu mua trong nước sản phẩm nguyên liệu phải chịu thuế Giá trị gia tăng (VAT), trong khi nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu được miễn thuế, doanh nghiệp (DN) sản xuất trong nước lại không lợi thế bằng so với những DN từ nước ngoài xuất khẩu vào Việt Nam. 
 
“Chúng tôi không yêu cầu ưu đãi đặc biệt mà cần sân chơi bình đẳng giữa các DN trong nước và ngoài nước. Trong tổng thể chung, DN dệt may phát triển nguyên liệu mong muốn nhà nước có chính sách lâu dài”, ông Trường nhấn mạnh.
 
Còn theo ông Phạm Văn Việt, Phó chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan Tp.HCM, nhiều DN trong ngành nói rằng họ không xin quá nhiều về chính sách giảm thuế mà chỉ cần cơ chế thông thoáng hơn trong vấn đề vay vốn thì xem như sẽ giải được bài toán chi phí trước mắt cho đầu tư mới.
 
Cần thêm chính sách đủ mạnh
 
Như lưu ý của ông Việt, cơ chế thoáng chính là việc các ngân hàng cần thay đổi cách tiếp cận vốn vay với DN. Còn nếu giữ nguyên cơ chế cũ về tiêu chí cho vay sẽ rất khó cho khả năng tiếp cận vốn của DN.
 
Cần thấy rằng việc đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu dệt may trong nước đang có những tín hiệu khả quan để có thể khích lệ các DN Việt tiếp tục rót vốn vào mảng này.
 
Số liệu của năm 2021 cho thấy trong tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) đạt 40,5 tỷ USD thì tổng kim ngạch nhập nguyên phụ liệu phục vụ cho việc sản xuất và XK này chỉ rơi vào khoảng 19 tỷ USD. 
 
Như vậy, trên 50% giá trị kim ngạch XK ngành dệt may đã thuộc về trong nước. Với những người trong ngành, đó là một bước tiến rõ rệt nếu so với cách đây 20 năm khi nguyên phụ liệu trong nước chỉ đạt khoảng 15% giá trị kim ngạch XK ngành dệt may. Tuy vậy, với gần 50% nguyên liệu vẫn phải mua từ các nước vẫn đang đòi hỏi cần có sự nỗ lực hơn nữa trong đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu trong nước để giảm nhập khẩu. 
 
Riêng lĩnh vực sợi, DN Việt Nam chỉ sản xuất được những dòng sản phẩm thấp cấp, trung cấp, còn dòng cao cấp nhập khẩu gần 100%. Với sợi dệt giá trị gia tăng cao chủ yếu nằm dòng sản phẩm cao cấp và riêng Trung Quốc sản xuất chiếm 80% dòng sợi cao cấp của thế giới.
 
Theo giới chuyên gia, để hưởng lợi từ hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng như hạn chế tối đa các cú sốc từ bên ngoài như hiện tại thì việc chủ động nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước là cực kỳ quan trọng với ngành dệt may.
 
Không những thế, ngay như các DN dệt may có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khi đầu tư vào Việt Nam đều muốn tìm nguồn nguyên, phụ liệu trong nước để đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa, khi xuất khẩu sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế quan. Nhất là việc tìm nguồn nguyên liệu trong nước sẽ giúp họ chủ động được sản xuất, giảm bớt được chi phí và những rủi ro về thời gian vận chuyển. 
 
Những vấn đề trên đang mở ra thêm cơ hội để thúc đẩy DN trong nước đầu tư vào mảng nguyên phụ liệu dệt may. Điều quan trọng là cần giải toả được “cơn khát” về nguồn vốn lớn, cũng như có thêm các chính sách đủ mạnh, thực sự hiệu quả hơn nữa nhằm thu hút đầu tư vào mảng này, cũng như tạo sân chơi bình đẳng để nâng cao tỷ lệ nội địa hoá hàng dệt may xuất khẩu.